Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành Sư phạm theo tiếp cận năng lực tại các trường đại học khu vực miền núi phía Bắc

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 829.96 KB      Lượt xem: 41      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành Sư phạm theo tiếp cận năng lực tại các trường đại học khu vực miền núi phía Bắc" là nghiên cứu lý luận về quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực và thực tiễn về quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành sư phạm tại các trường ĐH khu vực miền núi phía Bắc, đề tài đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đánh giá kết quả học tập của SV ngành SP tại các trường ĐH khu vực miền núi phía Bắc, góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo giáo viên của các trường này trong hiện tại và tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành Sư phạm theo tiếp cận năng lực tại các trường đại học khu vực miền núi phía Bắc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THU TRANG QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2022 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Công Giáp PGS.TS. Nguyễn Thị Tình Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền Học viện Quản lý Giáo dục Phản biện 3: PGS.TS.Nguyễn Thị Thanh Hồng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường, họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện : Thư viện Quốc gia, Hà Nội Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Giáo dục phổ thông hiện nay đang đứng trước những yêu cầu quan trọng tiếp theo của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam. Sự ra đời của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với các nhà giáo trong hiện tại và tương lai. Do đó, cần thiết phải có những đổi mới về chương trình đào tạo giáo viên, đổi mới về cách thức quản lý đào tạo, quản lý đánh giá kết quả học tập của SV và tăng cường các hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo ở các trường, khoa đào tạo giáo viên. 1.2. Tiếp cận NL mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới trong hoạt động đào tạo giáo viên ở các trường/khoa sư phạm (SP), cũng như trong nghiên cứu phát triển giáo viên ở các quốc gia, khu vực, địa phương cụ thể. Trong đó, nghiên cứu về đánh giá KQHT của sinh viên (SV) ngành SP theo tiếp cận năng lực (NL) là một hướng nghiên cứu quan trọng. Đặc biệt, quản lý (QL) đánh giá KQHT của SV ngành SP theo tiếp cận NL đảm bảo cho các hoạt động đánh giá (ĐG) quá trình và ĐG tổng kết học phần theo tiếp cận NL trở nên đúng hướng, bám sát vào các yêu cầu của Chuẩn đầu ra CTĐT các ngành SP, từ đó không ngừng nâng cao hiệu quả của quá trình đánh giá tiến tới phòng ngừa các sản phẩm đào tạo sư phạm không đạt Chuẩn, góp phần từng bước nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên. 1.3. Thực tiễn quản lý đánh giá KQHT của SV ngành sư phạm theo tiếp cận NL tại các trường đại học (ĐH) khu vực miền núi phía Bắc trong những năm gần đây còn bộc lộc nhiều hạn chế bất cập. 1.4. Đã có một số nghiên cứu về quản lý đánh giá KQHT của SV ở các trường Đại học, Cao đẳng. Các nghiên cứu đó góp phần quan trọng trong việc tìm ra các biện pháp quản lý nhằm thực hiện công bằng trong đánh giá sinh viên. Tuy nhiên, các thay đổi của bối cảnh xã hội lại đặt ra cho công tác quản lý những đòi hỏi mới. Đặc biệt, trong đào tạo giáo viên, chưa có nhiều nghiên cứu, công bố về quản lý đánh giá KQHT của SV theo tiếp cận NL thể hiện các yêu cầu đặc trưng cho các ngành SP. Từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý đánh giá KQHT của SV ngành SP theo tiếp cận NL tại các trường ĐH khu vực miền núi phía Bắc” làm đề tài luận án tiến sĩ. 2.Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý đánh giá KQHT của SV ngành sư phạm theo tiếp cận NL và thực tiễn về quản lý đánh giá KQHT của SV ngành SP tại 2 các trường ĐH khu vực miền núi phía Bắc, đề tài đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đánh giá KQHT của SV ngành SP tại các trường ĐH khu vực miền núi phía Bắc, góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo giáo viên của các trường này trong hiện tại và tương lai. 3. Khách thể nghiên cứu - đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động đánh giá KQHT của SV ngành SP 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đánh giá KQHT của SV ngành SP theo tiếp cận NL tại các trường ĐH khu vực miền núi phía Bắc. 4. Giả thuyết nghiên cứu Đánh giá KQHT của sinh viên ngành sư phạm và quản lý đánh giá KQHT của sinh viên ngành sư phạm tại các trường Đại học khu vực miền núi phía Bắc đã được thực hiện cơ bản đúng quy định. Tuy nhiên, thực tiễn quản lý đánh giá KQHT của SV ngành sư phạm theo tiếp cận NL tại các trường ĐH Khu vực miền núi phía Bắc trong những năm gần đây còn bộc lộ nhiều hạn chế bất cập trong nhận thức và hành động, chưa điều chỉnh kịp thời theo yêu cầu đổi mới giáo dục; thiếu cụ thể hóa các quy định của ngành và hướng dẫn thực hiện phù hợp với thực tiễn… Nếu đề xuất các biện pháp quản lý đánh giá KQHT của sinh viên ngành sư phạm theo tiếp cận năng lực tại các trường ĐH khu vực miền núi phía Bắc, tác động vào nhận thức; cập nhật, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện dựa trên áp dụng vòng tròn Deming, đặc biệt là chỉ đạo giảng viên vận dụng quy trình PDCA vào đánh giá KQHT của SV thì có thể nâng cao hiệu quả đánh giá KQHT của SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tại các trường này. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận của quản lý đánh giá KQHT của SV ngành SP theo tiếp cận NL. 5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của quản lý đánh giá KQHT của SV ngành SP tại các trường ĐH khu vực miền núi phía Bắc. 5.3. Đề xuất và khảo nghiệm các biện pháp quản lý đánh giá KQHT của SV ngành SP theo tiếp cận NL tại các trường ĐH khu vực miền núi phía Bắc, thử nghiệm một trong số các biện pháp đã đề xuất. 6.Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu biện pháp quản lý của Hi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: