Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học Việt Nam
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 339.50 KB
Lượt xem: 3
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý ĐGKQHT của SV đại học trong đào tạo theo HTTC kết hợp với nghiên cứu yêu cầu của phương thức đào tạo theo HTTC đối với quản lý ĐGKQHT. Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý ĐGKQHT của SV nhằm đáp ứng yêu cầu của phương thức đào tạo tiên tiến này, khắc phục những bất cập trong kiểm tra - đánh giá, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ĐH và chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI --------------------------------------- TRẦN ĐỨC HIẾU QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬPTRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 62.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI 2016 Công trình được hoàn thành tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh PGS.TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền Phản biện 1: PGS.TS. Bùi Văn Quân, Trường ĐH Thủ Đô Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Tính, Trường ĐHSP, ĐH Thái Nguyên Phản biện 3: PGS.TS. Bùi Minh Hiền, Trường ĐHSP Hà NộiLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại TrườngĐại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …… giờ ….. ngày ….. tháng … năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia hoặc Thư viện Trường ĐHSP Hà Nội 1 MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài Đánh giá kết quả học tập (ĐGKQHT) của sinh viên (SV) là một bộ phận hợp thànhquan trọng của quá trình đào tạo ở trường đại học (ĐH). ĐGKQHT không chỉ cho biếtchất lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo mà còn là cơ sở để cải tiến nâng cao chấtlượng đào tạo ở ĐH. Phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ (HTTC) với triết lý là“tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo” đã làm thayđổi vai trò của người dạy và người học trong hoạt động đào tạo. Đối với người học, phảibiết chủ động xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện của bản thân, phải cónăng lực tự học, tự nghiên cứu và tự đánh giá kết quả học tập trong quá trình tích lũy kiếnthức. Đối với người dạy, không chỉ là người biết mọi tri thức về môn học và người quyếtđịnh mọi hoạt động dạy – học trong lớp học, mà còn là người cố vấn cho quá trình họctập, người tham gia vào quá trình học tập, và là người học, người nghiên cứu. Vai trò củangười dạy và người học thay đổi đã kéo theo những thay đổi trong ĐGKQHT. Đánh giátheo quá trình là yêu cầu bắt buộc trong đào tạo theo HTTC; chúng được thực hiện vớicác hình thức phong phú, phương pháp đa dạng nhằm đảm bảo tính chính xác, kháchquan và công bằng trong ĐGKQHT. ĐGKQHT của SV trong đào tạo theo HTTC ở các trường ĐH không chỉ là nhiệmvụ của GV mà đây cũng là nhiệm vụ quan trọng của các cấp quản lý trong nhà trường.Tất cả các khâu trong hoạt động ĐGKQHT phải được thực hiện theo đúng quy chế, quyđịnh và chủ trương, chính sách của các cấp quản lý; như vậy chất lượng ĐGKQHT chịuảnh hưởng và sự chi phối của công tác quản lý. Quản lý thế nào để ĐGKQHT thực sựphát huy hết vai trò trong hoạt động đào tạo tại các trường ĐH là một câu hỏi lớn đối vớicác cấp quản lý. Giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi phương thứcđào tạo từ hệ thống niên chế sang HTTC; việc nâng cao chất lượng hoạt động ĐGKQHTcủa SV trong đào tạo theo HTTC là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cấpquản lý giáo dục, đặc biệt trong những năm gần đây, khi mà nhiều SV ra trường khôngtìm được việc làm, gây bức xúc dư luận trong xã hội. Chất lượng GDĐH chưa cao mộtphần là do ĐGKQHT chưa thực sự phát huy hết vai trò quan trọng của mình và một trongnhững nguyên nhân của những hạn chế trong ĐGKQHT là công tác quản lý còn bất cập; 2do đó, đổi mới quản lý ĐGKQHT phù hợp với phương thức đào tạo theo HTTC là mộtyêu cầu cấp thiết của GDĐH Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. ĐGKQHT trong các trường ĐH hiện nay còn có những hạn chế, đó là đánh giá chưađúng, chưa đủ mục tiêu môn học, chưa đánh giá được năng lực giải quyết vấn đề và sángtạo của người học. ĐGKQHT chưa thực sự đảm bảo khách quan, kém tác dụng thúc đẩySV đổi mới phương pháp học tập hiệu quả và còn tồn tại những tiêu cực. Trước thực tế đó, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương đổi mới căn bản, toàn diệnGDĐH. Trong phần nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo (Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH Trung ương ĐCSVN khóa XI), đã chỉ rõ “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra vàđánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, đảm bảo tính trung thực, khách quan”, “Việc thi,kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiếnđược xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận”. Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý ĐGKQHT ở trường ĐH để đề xuấtcác biện pháp quản lý phù hợp với phương thức đào tạo theo HTTC của GDĐH ViệtNam hiện nay là vấn đề quan trọng và cấp thiết cần phải có lời giải, vì lẽ đó chúng tôi lựachọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo hệ thốngtín chỉ ở trường đại học Việt Nam”.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý ĐGKQHT của SV đại học trong đào tạotheo HTTC kết hợp với nghiên cứu yêu cầu của phương thức đào tạo theo HTTC đối vớiquản lý ĐGKQHT. Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý ĐGKQHT của SV nhằm đápứng yêu cầu của phương thức đào tạo tiên tiến này, khắc phục những bất cập trong kiểmtra- đánh giá, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ĐH và chất lượng nguồn nhân lựccho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu3.1. Khách thể nghiên cứu : Quản lý hoạt động ĐGKQHT của SV trong trường ĐH.3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý ĐGKQHT của SV trong đào tạo theoHTTC tại các trường ĐH.4. Giả thuyết khoa học Quản lý hoạt động ĐGKQHT của SV đang tồn tại những vấn đề bất cập do nhiềuyếu tố, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI --------------------------------------- TRẦN ĐỨC HIẾU QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬPTRONG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 62.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI 2016 Công trình được hoàn thành tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh PGS.TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền Phản biện 1: PGS.TS. Bùi Văn Quân, Trường ĐH Thủ Đô Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Tính, Trường ĐHSP, ĐH Thái Nguyên Phản biện 3: PGS.TS. Bùi Minh Hiền, Trường ĐHSP Hà NộiLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại TrườngĐại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …… giờ ….. ngày ….. tháng … năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia hoặc Thư viện Trường ĐHSP Hà Nội 1 MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài Đánh giá kết quả học tập (ĐGKQHT) của sinh viên (SV) là một bộ phận hợp thànhquan trọng của quá trình đào tạo ở trường đại học (ĐH). ĐGKQHT không chỉ cho biếtchất lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo mà còn là cơ sở để cải tiến nâng cao chấtlượng đào tạo ở ĐH. Phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ (HTTC) với triết lý là“tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo” đã làm thayđổi vai trò của người dạy và người học trong hoạt động đào tạo. Đối với người học, phảibiết chủ động xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện của bản thân, phải cónăng lực tự học, tự nghiên cứu và tự đánh giá kết quả học tập trong quá trình tích lũy kiếnthức. Đối với người dạy, không chỉ là người biết mọi tri thức về môn học và người quyếtđịnh mọi hoạt động dạy – học trong lớp học, mà còn là người cố vấn cho quá trình họctập, người tham gia vào quá trình học tập, và là người học, người nghiên cứu. Vai trò củangười dạy và người học thay đổi đã kéo theo những thay đổi trong ĐGKQHT. Đánh giátheo quá trình là yêu cầu bắt buộc trong đào tạo theo HTTC; chúng được thực hiện vớicác hình thức phong phú, phương pháp đa dạng nhằm đảm bảo tính chính xác, kháchquan và công bằng trong ĐGKQHT. ĐGKQHT của SV trong đào tạo theo HTTC ở các trường ĐH không chỉ là nhiệmvụ của GV mà đây cũng là nhiệm vụ quan trọng của các cấp quản lý trong nhà trường.Tất cả các khâu trong hoạt động ĐGKQHT phải được thực hiện theo đúng quy chế, quyđịnh và chủ trương, chính sách của các cấp quản lý; như vậy chất lượng ĐGKQHT chịuảnh hưởng và sự chi phối của công tác quản lý. Quản lý thế nào để ĐGKQHT thực sựphát huy hết vai trò trong hoạt động đào tạo tại các trường ĐH là một câu hỏi lớn đối vớicác cấp quản lý. Giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi phương thứcđào tạo từ hệ thống niên chế sang HTTC; việc nâng cao chất lượng hoạt động ĐGKQHTcủa SV trong đào tạo theo HTTC là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cấpquản lý giáo dục, đặc biệt trong những năm gần đây, khi mà nhiều SV ra trường khôngtìm được việc làm, gây bức xúc dư luận trong xã hội. Chất lượng GDĐH chưa cao mộtphần là do ĐGKQHT chưa thực sự phát huy hết vai trò quan trọng của mình và một trongnhững nguyên nhân của những hạn chế trong ĐGKQHT là công tác quản lý còn bất cập; 2do đó, đổi mới quản lý ĐGKQHT phù hợp với phương thức đào tạo theo HTTC là mộtyêu cầu cấp thiết của GDĐH Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. ĐGKQHT trong các trường ĐH hiện nay còn có những hạn chế, đó là đánh giá chưađúng, chưa đủ mục tiêu môn học, chưa đánh giá được năng lực giải quyết vấn đề và sángtạo của người học. ĐGKQHT chưa thực sự đảm bảo khách quan, kém tác dụng thúc đẩySV đổi mới phương pháp học tập hiệu quả và còn tồn tại những tiêu cực. Trước thực tế đó, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương đổi mới căn bản, toàn diệnGDĐH. Trong phần nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo (Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH Trung ương ĐCSVN khóa XI), đã chỉ rõ “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra vàđánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, đảm bảo tính trung thực, khách quan”, “Việc thi,kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiếnđược xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận”. Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý ĐGKQHT ở trường ĐH để đề xuấtcác biện pháp quản lý phù hợp với phương thức đào tạo theo HTTC của GDĐH ViệtNam hiện nay là vấn đề quan trọng và cấp thiết cần phải có lời giải, vì lẽ đó chúng tôi lựachọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo hệ thốngtín chỉ ở trường đại học Việt Nam”.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý ĐGKQHT của SV đại học trong đào tạotheo HTTC kết hợp với nghiên cứu yêu cầu của phương thức đào tạo theo HTTC đối vớiquản lý ĐGKQHT. Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý ĐGKQHT của SV nhằm đápứng yêu cầu của phương thức đào tạo tiên tiến này, khắc phục những bất cập trong kiểmtra- đánh giá, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ĐH và chất lượng nguồn nhân lựccho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu3.1. Khách thể nghiên cứu : Quản lý hoạt động ĐGKQHT của SV trong trường ĐH.3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý ĐGKQHT của SV trong đào tạo theoHTTC tại các trường ĐH.4. Giả thuyết khoa học Quản lý hoạt động ĐGKQHT của SV đang tồn tại những vấn đề bất cập do nhiềuyếu tố, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục Hệ thống tín chỉ Giáo dục đại học Quản lý giáo dụcTài liệu liên quan:
-
11 trang 454 0 0
-
205 trang 435 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 388 1 0 -
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 386 0 0 -
174 trang 345 0 0
-
206 trang 309 2 0
-
174 trang 296 0 0
-
5 trang 294 0 0
-
228 trang 273 0 0
-
56 trang 272 2 0