Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong bối cảnh mới

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.73 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích vai trò nổi bật của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam. Phân tích tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn 2010-2022. Xác định những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Đánh giá định lượng thực trạng với các tiêu chuẩn và tiêu chí đã lựa chọn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong bối cảnh mớiBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ------------------------------------ BÙI KIỀU ANH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã: 9.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TSKH. NGUYỄN QUANG THÁI Hà Nội, 2023 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên hầu hết mọimặt của đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy các quốc gia trên thế giới trao đổi,giao thương. Khi đó, các quốc gia vừa là nhà đầu tư, lại vừa là nền kinh tếđón nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Vốn FDI là một thànhtố của tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội ở nước tiếp nhận.Đặc biệt ở các nền kinh tế đang phát triển, FDI mở ra cơ hội tiếp cận và làmột kênh quan trọng đối với các nguồn vốn mới, tạo việc làm, chuyển giaokhoa học kỹ thuật, trao đổi tri thức và công nghệ... Bởi vậy, nhiều quốc giađang phát triển coi chính sách về FDI là một phần chiến lược phát triển kinhtế - xã hội của mình và chủ động mời gọi, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút cácnhà đầu tư nước ngoài. Việc huy động và sử dụng vốn FDI ở nước ta là một bộ phận quantrọng của chính sách kinh tế đối ngoại trong hội nhập kinh tế quốc tế, có liênquan đến các hiệp định tự do thương mại và đầu tư mà Việt Nam đã có kếtquả và đang xúc tiến, đóng góp quan trọng trong đổi mới và phát triển ngaytừ những ngày đầu của công cuộc đổi mới. Chính sách mở cửa cho FDI vàthương mại đã giúp Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, tham giavào mạng lưới sản xuất khu vực và đa dạng hóa xuất khẩu, đồng thời tạo ranhiều việc làm mới cho lao động, từ đó cải thiện được nguồn thu của nhànước và cán cân thanh toán quốc gia. Ngoài những lợi ích trực tiếp này, FDIcũng đem lại những lợi ích gián tiếp nhờ tạo hiệu ứng lan toả sang nhữnglĩnh vực khác của nền kinh tế, giới thiệu và chuyển giao công nghệ, tạo ramôi trường cạnh tranh buộc doanh nghiệp trong nước phải đổi mới, sáng tạotrong kinh doanh, phát triển, nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động, tạothêm việc làm trong các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ. Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 được ban hành, Việt Namđã đạt được kết quả khả quan trong thu hút nguồn vốn FDI. Theo số liệu củaCục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), từ năm 1988 đến 2022, 63tỉnh, thành phố của Việt Nam đã tiếp nhận 36.278 dự án FDI của 140 quốcgia và vùng lãnh thổ, với vốn đăng ký đạt 438,69 tỷ USD, vốn thực hiện đạtgần 274 tỷ USD. Khu vực FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng khicó những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của ViệtNam. Năm 2022, khu vực FDI đạt 27,72 tỷ USD, chiếm khoảng 13,5% GDP,74,3% kim ngạch xuất khẩu, 13,2% nguồn thu ngân sách nhà nước và tạoviệc làm cho khoảng 5 triệu lao động. 2 Tuy nhiên, FDI cũng là một trong những lĩnh vực có nhiều ý kiến đánhgiá khác nhau khi so với những mục tiêu kỳ vọng ban đầu. Trước hết phải kểđến chất lượng nguồn vốn FDI còn thấp, hàm lượng công nghệ chưa cao, tuyđã thu hút được nhiều công nghệ tốt nhưng chưa đạt được mục tiêu thu hútcông nghệ (công nghệ cao, công nghệ nguồn) và chuyển giao công nghệ. Tỷlệ việc làm mới được tạo ra chưa tương xứng, thu nhập bình quân của ngườilao động FDI chỉ cao hơn một chút so với khu vực tư nhân. Đặc biệt, mốiliên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước còn yếu, hiệuứng lan tỏa chưa cao. Ngoài ra, vẫn còn hiện tượng doanh nghiệp FDI ápdụng thủ thuật chuyển giá, trốn thuế, gian lận thương mại, một số doanhnghiệp có vi phạm quy định về môi trường. Để tiếp tục duy trì các thành công kinh tế và thu hút FDI, Đảng và Nhànước ta, một mặt, vẫn tiếp tục khẳng định quan điểm coi “Khu vực kinh tếcó vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tếViệt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài” và “Nhà nướctôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư; bảođảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động trong doanhnghiệp”. Mặt khác, cũng đặt ra yêu cầu khắc phục những mặt còn tồn tại, hạnchế trong thu hút FDI theo hướng “Chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nướcngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trườnglà tiêu chí đánh giá chủ yếu. Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, côngnghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị giatăng cao, có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu”. Trong giai đoạn tới đây, bối cảnh quốc tế, khu vực và tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: