Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 785.63 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận án "Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La" là đánh giá thực trạng pháp phát triển sản xuất xoài bền vững và phân tích các yếu tố phát triển sản xuất xoài bền vững; Từ đó, đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất xoài bền vững góp phần phát triển nền kinh tế tỉnh Sơn La.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN Cây ăn quả (CĂQ) là một trong những loại cây thế mạnh trong phát triển kinh tế nông nghiệpViệt Nam. Theo Bộ NN&PTNT (2020), diện tích CĂQ năm 2020 đạt 1,1 triệu ha (tăng 86,2 nghìn haso với năm 2019); sản lượng đạt 8,8 triệu tấn. Trong đó, xoài là CĂQ có diện tích lớn nhất với 87nghìn ha (xếp thứ 13 thế giới), tổng sản lượng xoài đạt 893,2 ngàn tấn (tăng 6,5% so với năm trước). Sơn La là một tỉnh miền núi vùng Tây Bắc, có hơn 355.000 ha đất sản xuất nông nghiệp (chiếm27,4% tổng diện tích đất tự nhiên) với nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, đất đai màu mỡ, rất thíchhợp để phát triển đa dạng các loại CĂQ với số lượng lớn. Diện tích CĂQ toàn tỉnh năm 2020 là 78.850ha với các loai cây chủ yếu là nhãn, xoài, bơ, hồng giòn, cam, bưởi, mận, chanh leo, chuối, sơn tra…,đạt sản lượng quả 330.783 tấn. Hiện nay, diện tích trồng xoài toàn tỉnh là 18.918 ha, trồng tập trungnhiều ở các huyện Yên Châu, Mường La, Thuận Châu, Sông Mã, Mộc Châu, Mai Sơn. Năm 2020, sảnlượng xoài đạt 54.274 tấn (Sở NN&PTNT Sơn La, 2020). Phát triển sản xuất (PTSX) xoài bền vững là hướng phát triển tất yếu của các hộ/đơn vị trồngxoài trên địa bàn tỉnh Sơn La. Nhằm cụ thể hoá các hoạt động đó, tỉnh Sơn La có nhiều chính sách vàgiải pháp cụ thể nhằm phát triển ngành hàng xoài là sản phẩm chủ lực của địa phương. Tỉnh Sơn La đãxây dựng và cấp 71 mã vùng trồng xoài (bình quân quy mô diện tích đạt 6-7 ha/mã vùng trồng) phục vụxuất khẩu. Trong đó, có 14 mã vùng trồng xoài phục vụ xuất khẩu đi Australia, Mỹ, châu Âu và các quốcgia khác, còn lại 57 mã vùng trồng phục vụ thị trường Trung Quốc (UBND tỉnh Sơn La, 2020). Tuy nhiên, PTSX xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La còn một số tồn tại và hạn chế như: (i)vùng sản xuất nhỏ, điều kiện địa hình bị chia cắt, tính cạnh tranh chưa cao. (ii) diễn biến thời tiết xấu,ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất, chất lượng sản phẩm trái cây. (iii) giống, vật tư đầu vào chưa đượckiểm định chất lượng đồng bộ; việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. (iv) lao độngtrong PTSX xoài là các lao động địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số, hạn chế về trình độ sản xuất; (v)mối liên kết giữa các hộ/đơn vị sản xuất với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu chưa chặt chẽ. Vậy, thực trạng PTSX xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay như thế nào? Các nộidung cụ thể về kinh tế - xã hội – môi trường trong PTSX xoài bền vững được thực hiện như thế nào?Giải pháp nào phù hợp nhằm PTSX xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La? Từ những lý luận và nhucầu thực tiễn, luận án: “Giải pháp phát triển sản xuất xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La” vớikỳ vọng giải đáp được những vấn đề nghiên cứu, đồng thời đề xuất được các giải pháp PTSX xoài phùhợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần ổn định kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La.1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng PTSX xoài bền vững và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đếnPTSX xoài bền vững; từ đó, đề xuất giải pháp thúc đẩy PTSX xoài bền vững góp phần phát triển kinhtế- xã hội tỉnh Sơn La trong thời gian tới.1.2.1. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa và làm sáng rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về PTSX xoài bền vững; - Đánh giá thực trạng PTSX xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La; - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến PTSX xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La; - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường phát triển sản xuất xoài bền vững góp phần nâng cao hiệuquả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian tới.1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Chủ thể nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn vềPTSX xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La. Đối tượng khảo sát, điều tra: Đối tượng khảo sát thu thập thông tin là: các hộ nông dân/đơn vịtrồng xoài, các tổ chức kinh tế xã hội có liên quan (HTX, người thu gom, doanh nghiệp, hội nông dân,Cán bộ khuyến nông, Cán bộ quản lý các cấp của chính quyền địa phương, các nhà khoa học). 11.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Phân tích và đánh giá phát triển sản xuất xoài bền vững của các hộ trồngxoài trên địa bàn tỉnh Sơn La. Nghiên cứu thực trạng phát triển, tính bền vững; đánh giá kết quả đạt được, tồn tại hạn chế;phân tích các yếu tố ảnh hưởng; xác định mục tiêu, định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm PTSXxoài bền vững trên địa bàn nghiên cứu. Phạm vi không gian: Nghiên cứu PTSX xoài bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La. Cụ thể là thựchiện nghiên cứu trên phạm vi 4 huyện đã và đang PTSX xoài trên địa bàn tỉnh Sơn La là huyện MộcChâu, huyện Yên Châu huyện Mai Sơn và huyện Sông ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: