Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.37 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án "Giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam" nhằm đề xuất những giải pháp để tài chính vi mô thực sự là công cụ hữu hiệu để góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI ---------------------------------------------- TRỊNH THU THỦYGIẢI PHÁP TÀI CHÍNH VI MÔ CHOXÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 62.34.01.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, 2019 Công trình được hoàn thành tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà NộiNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS PHAN VĂN TÍNH 2. TS. NGUYỄN VÕ NGOẠN Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3:Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tạiTrường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Vào hồi:……giờ…..phút Ngày…..tháng…..năm…… Có thể tìm hiểu tại: - Thư viện – Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - Thư viện Quốc gia 1 LỜI MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Nghèo đói là vấn đề của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chương trình, nhiều chính sách nhằmxóa đói giảm nghèo. Ví dụ: “Các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 – 2005”trong đó có “Chương trình mục tiêu quốc gia Xoá đói giảm nghèo và Việc làm” (quyếtđịnh số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04/05/2001); “Chương trình xóa đói giảm nghèo bền vữngđến năm 2020” (Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/05/2011); “Chương trình hỗ trợ giảmnghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo” (nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày27/12/2008); “Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộcthiểu số và miền núi” (chương trình 135); “Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở vànước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn” (Chương trình134); chính sách cho vay ưu đãi của NHNN (Thông tư số 06/2009/TT-NHNN). Ngân hàng Người nghèo (nay là Ngân hàng Chính sách xã hội) ra đời năm 2002 đánhdấu một bước ngoặt trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tài chính vi mô du nhập vào Việt Nam vào những năm cuối của thế kỷ XX đã gópphần không nhỏ đưa hàng triệu khách hàng là người nghèo thoát nghèo. Kể từ năm 2016, khi Việt Nam áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, tỷ lệ đói nghèo tănglên. Để cho công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả bền vững nghĩa là không táinghèo, việc khai thác các nguồn lực trong nền kinh tế là cần thiết. Tài chính vi mô là mộttrong các nguồn lực đó. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào nghiêncứu về tài chính vi mô, làm rõ cơ chế tác động của loại hình tài chính này đến công cuộcxóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu xóa đói giảm nghèo bềnvững với ý tưởng có những giải pháp để cho tài chính vi mô trở thành nguồn thật sự hiệuquả cho xóa đói giảm nghèo bền vững, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp tài chính vi mô choxóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam” để thực hiện Luận án Tiến sĩ kinh tế.2. Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận về tài chính vi mô góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.Nghiên cứu thực trạng hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam, đánh giá những mặt đã làmđược và những hạn chế còn tồn tại đối với xóa đói giảm nghèo bền vững. Đề xuất những giải pháp để tài chính vi mô thực sự là công cụ hữu hiệu để góp phầnxóa đói giảm nghèo bền vững tại Việt Nam.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là đói nghèo và tài chính vi mô cho xóa đói giảmnghèo bền vững. Đối tượng đói và nghèo sẽ được tiếp cận phù hợp với từng giai đoạn; trong đó cógiai đoạn nghiên cứu đói nghèo và giai đoạn nghiên cứu về nghèo.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2 Phạm vi nội dung: tổ chức TCVM và quỹ TDND cơ sở hoạt động tại các tỉnh miềnTrung có tỷ lệ nghèo đói cao so với các tỉnh khác trong cả nước. Về giải pháp, các giải phápđược xây dựng cho việc giảm nghèo bền vững giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Phạm vi thời gian: nghiên cứu thực trạng từ năm 2012 – 2017; đề xuất giải pháp đếnnăm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.4. Phương pháp nghiên cứu4.1 Phương pháp luận Để thực hiện đề tài này, luận án dựa vào những cơ sở lý luận sau: (i) Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để luận giải về tài chính vimô, mối liên hệ giữa tài chính vi mô với xóa đói giảm nghèo bền vững. (ii) Chính sách của Nhà nước quan điểm cơ bản về đói nghèo, xóa đói giảm nghèobền vững, hoạt động TCVM. (iii) Kế thừa kết quả của một số công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đếnđề tài Luận án.4.2 Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê, so sánh khi khảo sát thực trạng đói nghèo và hoạt động TCVM. - Phương pháp logic để phân tích, đánh giá những mặt đạt được và hạn chế của hoạtđộng tài chính vi mô trong xóa đói giảm nghèo bền vững. - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: thực hiện khảo sát tại một số tỉnh về hoạtđộng tài chính vi mô, điều tra bằng phỏng vấn, thu thập thông tin trên các phương tiệntruyền thông và các nghiên cứu đã công bố5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu của đề tài Các nhà khoa học trên thế giới và trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu ởnhững cấp độ khác nhau liên quan đến đề tài Luận án. Nghiên cứu sinh tiếp cận các côngtrình theo hai nhóm chính: Nhóm 1 là những công trình nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo;Nhóm 2 là những công trình nghiên cứu về tài chính vi mô. Trong đó, mỗi nhóm côngtrình, tác giả đều chia ra các nhóm nhỏ là nhóm các công trình nghiên cứu trong nước vànhóm công trình nghiên cứu nước ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: