Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược Marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư lấp đầy các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn hiện nay
Số trang: 38
Loại file: docx
Dung lượng: 138.68 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của luận án vận dụng nguyên lý quản lý chiến lược marketing địa phương để đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn thiện cấu trúc và nội dung chiến lược marketing địa phương trong thu hút đầu tư lấp đầy các khu công nghiệp hiện hữu ở các địa phương nước ta thông qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Tĩnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược Marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư lấp đầy các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn hiện nay DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN 1. Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Bách Khoa, Nguyễn Hoàng Việt (2017), “Nghiên cứu chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư lấp đầy các khu công nghiệp địa phương Việt Nam – Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh”, Tạp chí Khoa học Thương mại số 110 tháng 10/2017, trang 0208; số 111 tháng 11/2017, trang 0215. 2. Nguyễn Huy Hoàng (2017), “Chiến lược marketing địa phương: Mô hình và thang đo nghiên cứu”, Tạp chí Công Thương số 07 tháng 6/2017, trang 321324. 3. Nguyễn Huy Hoàng (2017), “Chiến lược marketing nhằm thu hút đầu tư FDI của một số quốc gia, địa phương điển hình và bài học tham khảo cho tỉnh Hà Tĩnh”, Tạp chí Công Thương số 08 tháng 7/2017, trang 108113. 4. Nguyễn Huy Hoàng (2017), “Giải pháp phát triển chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư lấp đầy các khu công nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh”, Tạp chí Công Thương số 09 tháng 8/2017, trang 134138 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Marketing địa phương là một lĩnh vực khoa học còn rất mới đối với Việt Nam, cả về học thuật lẫn thực tiễn. Các địa phương nhìn chung còn hạn chế trong nhận thức về xây dựng hình ảnh của mình đối với các nhà đầu tư và khách hàng từ bên ngoài lãnh thổ. Hiểu biết và vận dụng tư duy cũng như quy trình marketing địa phương vừa là yêu cầu vừa là công cụ để thu hút đầu tư trong nước và quốc tế nhằm thực hiện thành công các chủ trương phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Công tác thu hút vốn đầu tư vào các KCNtrên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chưa được nhiều. Số lượng dự án đầu tư và số vốn đăng ký vào Hà Tĩnh hiện tại so với các địa phương khác còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương. Đa số dự án đầu tư tập trung ở Khu kinh tế Vũng Áng, số dự án có quy mô lớn còn ít, phần nhiều các dự án có quy mô nhỏ, hiệu quả về kinh tế và xã hội thấp. Một số nhà đầu tư trong khu kinh tế chưa tuân thủ nghiêm túc pháp luật về bảo vệ môi trường, gây thiệt hại về môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thu hút đầu tư vào Hà Tĩnh. Ý thức của nhà đầu tư trong vấn đề bảo vệ môi trường chưa cao, vẫn đặt lợi ích kinh tế lên trên trách nhiệm bảo vệ môi trường. Công tác phối hợp kiểm tra, giám sát bảo vệ môi trường trong các khu kinh tế của các cơ quan nhà nước tại Hà Tĩnh chưa chặt chẽ và thường xuyên. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư ở các lĩnh vực khác tại Hà Tĩnh, nhất là công nghiệp phụ trợ, dịch vụ, du lịch và lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Mặc dù, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào những lĩnh vực này nhưng kết quả thu hút đầu tư còn hạn chế. Việc phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh liên kết vùng và khu vực gặp khó khăn vì thiếu các dự án đầu tư. Với các lý do trên, tác giả chọn chủ đề “Hoàn thiện chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư lấp đầy các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ. 2. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục đích Vận dụng nguyên lý quản lý chiến lược marketing địa phương để đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn thiện cấu trúc và nội dung chiến lược marketing địa phương trong thu hút đầu tư lấp đầy các KCN hiện hữu ở các địa phương nước ta thông qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Tĩnh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, hệ thống hóa những lý luận cơ bản về marketing địa phương và chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư lấp đầy KCN ở 1 địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) nước ta. Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng đầu tư lấp đầy các KCN và chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư lấp đầy KCN địa phương của tỉnh Hà Tĩnh. Thứ ba, đề xuất một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư lấp đầy KCN địa phương của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Khái niệm, mô hình và nội dung chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư lấp đầy KCN địa phương là gì? Thực trạng và những vấn đề đặt ra với yêu cầu đầu tư lấp đầyKCN địa phương hiện hữu nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng là gì? Thực trạng chiến lược marketing địa phương và đánh giá hiệu suất chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư lấp đầy vào các KCN tỉnh Hà Tĩnh ra sao? Cần có quan điểm và giải pháp nào để hoàn thiện chiến lược marketing địa phương để thực hiện có hiệu quả mục tiêu thu hút đầu tư lấp đầy các KCN hiện hữu ở tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và các địa phương khác nước ta nói chung? Marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư vào KCN và thu hút lấp đầyKCN có gì khác nhau? Phân biệt sản phẩm trong marketing địa phương và môi trường đầu tư của địa phương có gì khác nhau? Chất lượng và giá trị được cảm nhận của một chiến lược chuyển hướng nhà đầu tư nước ngoài được đánh giá như thế nào? Chiến lược marketing địa phương gồm những yếu tố nào? Các KCNở Hà Tĩnh được đánh giá ra sao trong con mắt của nhà đầu tư nước ngoài, nhà quản trị FDI, nhà đầu tư trong nước, nhà quản lý nhà nước địa phương? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề lý luận và thực tiễn của chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư lấp đầy vào các KCN trên địa bàn Hà Tĩnh. Góc độ nghiên cứu:Từ góc độ chủ thể chính của quản lý chiến lược phát triển ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược Marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư lấp đầy các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn hiện nay DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN 1. Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Bách Khoa, Nguyễn Hoàng Việt (2017), “Nghiên cứu chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư lấp đầy các khu công nghiệp địa phương Việt Nam – Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh”, Tạp chí Khoa học Thương mại số 110 tháng 10/2017, trang 0208; số 111 tháng 11/2017, trang 0215. 2. Nguyễn Huy Hoàng (2017), “Chiến lược marketing địa phương: Mô hình và thang đo nghiên cứu”, Tạp chí Công Thương số 07 tháng 6/2017, trang 321324. 3. Nguyễn Huy Hoàng (2017), “Chiến lược marketing nhằm thu hút đầu tư FDI của một số quốc gia, địa phương điển hình và bài học tham khảo cho tỉnh Hà Tĩnh”, Tạp chí Công Thương số 08 tháng 7/2017, trang 108113. 4. Nguyễn Huy Hoàng (2017), “Giải pháp phát triển chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư lấp đầy các khu công nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh”, Tạp chí Công Thương số 09 tháng 8/2017, trang 134138 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Marketing địa phương là một lĩnh vực khoa học còn rất mới đối với Việt Nam, cả về học thuật lẫn thực tiễn. Các địa phương nhìn chung còn hạn chế trong nhận thức về xây dựng hình ảnh của mình đối với các nhà đầu tư và khách hàng từ bên ngoài lãnh thổ. Hiểu biết và vận dụng tư duy cũng như quy trình marketing địa phương vừa là yêu cầu vừa là công cụ để thu hút đầu tư trong nước và quốc tế nhằm thực hiện thành công các chủ trương phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Công tác thu hút vốn đầu tư vào các KCNtrên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chưa được nhiều. Số lượng dự án đầu tư và số vốn đăng ký vào Hà Tĩnh hiện tại so với các địa phương khác còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương. Đa số dự án đầu tư tập trung ở Khu kinh tế Vũng Áng, số dự án có quy mô lớn còn ít, phần nhiều các dự án có quy mô nhỏ, hiệu quả về kinh tế và xã hội thấp. Một số nhà đầu tư trong khu kinh tế chưa tuân thủ nghiêm túc pháp luật về bảo vệ môi trường, gây thiệt hại về môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thu hút đầu tư vào Hà Tĩnh. Ý thức của nhà đầu tư trong vấn đề bảo vệ môi trường chưa cao, vẫn đặt lợi ích kinh tế lên trên trách nhiệm bảo vệ môi trường. Công tác phối hợp kiểm tra, giám sát bảo vệ môi trường trong các khu kinh tế của các cơ quan nhà nước tại Hà Tĩnh chưa chặt chẽ và thường xuyên. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư ở các lĩnh vực khác tại Hà Tĩnh, nhất là công nghiệp phụ trợ, dịch vụ, du lịch và lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Mặc dù, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào những lĩnh vực này nhưng kết quả thu hút đầu tư còn hạn chế. Việc phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh liên kết vùng và khu vực gặp khó khăn vì thiếu các dự án đầu tư. Với các lý do trên, tác giả chọn chủ đề “Hoàn thiện chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư lấp đầy các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ. 2. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục đích Vận dụng nguyên lý quản lý chiến lược marketing địa phương để đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn thiện cấu trúc và nội dung chiến lược marketing địa phương trong thu hút đầu tư lấp đầy các KCN hiện hữu ở các địa phương nước ta thông qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Tĩnh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, hệ thống hóa những lý luận cơ bản về marketing địa phương và chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư lấp đầy KCN ở 1 địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) nước ta. Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng đầu tư lấp đầy các KCN và chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư lấp đầy KCN địa phương của tỉnh Hà Tĩnh. Thứ ba, đề xuất một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư lấp đầy KCN địa phương của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Khái niệm, mô hình và nội dung chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư lấp đầy KCN địa phương là gì? Thực trạng và những vấn đề đặt ra với yêu cầu đầu tư lấp đầyKCN địa phương hiện hữu nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng là gì? Thực trạng chiến lược marketing địa phương và đánh giá hiệu suất chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư lấp đầy vào các KCN tỉnh Hà Tĩnh ra sao? Cần có quan điểm và giải pháp nào để hoàn thiện chiến lược marketing địa phương để thực hiện có hiệu quả mục tiêu thu hút đầu tư lấp đầy các KCN hiện hữu ở tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và các địa phương khác nước ta nói chung? Marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư vào KCN và thu hút lấp đầyKCN có gì khác nhau? Phân biệt sản phẩm trong marketing địa phương và môi trường đầu tư của địa phương có gì khác nhau? Chất lượng và giá trị được cảm nhận của một chiến lược chuyển hướng nhà đầu tư nước ngoài được đánh giá như thế nào? Chiến lược marketing địa phương gồm những yếu tố nào? Các KCNở Hà Tĩnh được đánh giá ra sao trong con mắt của nhà đầu tư nước ngoài, nhà quản trị FDI, nhà đầu tư trong nước, nhà quản lý nhà nước địa phương? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề lý luận và thực tiễn của chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư lấp đầy vào các KCN trên địa bàn Hà Tĩnh. Góc độ nghiên cứu:Từ góc độ chủ thể chính của quản lý chiến lược phát triển ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tóm tắt luận án Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế Chiến lược Marketing địa phương Thu hút đầu tư Khu công nghiệpTài liệu liên quan:
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 251 0 0 -
27 trang 214 0 0
-
27 trang 155 0 0
-
29 trang 148 0 0
-
27 trang 141 0 0
-
Đề tài: Lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng nhà cao tầng
20 trang 137 0 0 -
26 trang 132 0 0
-
5 trang 132 0 0
-
8 trang 129 0 0
-
27 trang 127 0 0