Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Khám phá thang đo chất lượng giáo dục bậc đại học ngành quản trị kinh doanh trên góc độ sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 471.96 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (29 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu luận án nhằm khám phá các thành phần và thang đo tạo nên chất lượng giáo dục bậc đại học ngành quản trị kinh doanh trên góc độ sinh viên; kiểm định thang đo các thành phần tạo nên chất lượng giáo dục bậc đại học ngành quản trị kinh doanh trên góc độ sinh viên; đề xuất một số gợi ý hàm ý từ kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học trên góc độ sinh viên. Sau đây là bản tóm tắt của luận án.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Khám phá thang đo chất lượng giáo dục bậc đại học ngành quản trị kinh doanh trên góc độ sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _____________________ ĐÀM TRÍ CƢỜNGKHÁM PHÁ THANG ĐO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤCBẬC ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TRÊNGÓC ĐỘ SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 62340102 Mã số: 62340102 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. VÕ THỊ QUÝ 2. PGS.TS. PHẠM XUÂN LAN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016 1 CHƢƠNG 1: TỒNG QUAN CỦA LUẬN ÁN1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Xu hướng hội nhập quốc tế, thì vấn đề hội nhập giáo dục và sự giao thoagiữa các nền giáo dục trên thế giới đang diễn ra là rất phổ biến. Chen và cộng sự(2009) cho rằng khi cạnh tranh quốc tế ngày càng trở nên gay gắt, nhiều quốc giatăng cường đầu tư vào giáo dục đại học trong nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh củahọ. Để thích ứng với sự cạnh tranh rất lớn từ khắp nơi trên thế giới, có một yêu cầuquan trọng và ngay lập tức là cải thiện chất lượng giáo dục đại học nhằm đáp ứngxu hướng học thuật quốc tế và gia tăng tiêu chuẩn học thuật chung và chất lượnggiáo dục. Mặt khác, Lawrence và McCollough (2001) cho rằng để đáp ứng mốiquan tâm ngày càng tăng từ các bên liên quan đến trường đại học về chất lượng kémhay không đồng nhất thì các cơ sở giáo dục đại học phải gia tăng tìm cách cải thiệnchất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, sự mở cửa của chính phủ Việt Nam trong đó có chính sách mởcửa cho thị trường giáo dục dẫn đến sự xâm nhập của các trường đại học nướcngoài. Ngoài ra, quá trình xã hội hóa giáo dục dẫn đến sự ra đời của các trường đạihọc ngoài công lập. Mặt khác, hiện nay chính phủ đang mở rộng quyền tự chủ tàichính cho các trường đại học công lập. Hơn nữa, sinh viên được xem như là kháchhàng trong thị trường giáo dục có tính cạnh tranh. Sinh viên phải trả tiền cho việcgiáo dục của họ cũng như tìm kiếm các trường đại học có chất lượng giáo dục caođể làm cơ sở tham khảo cho việc chọn trường. Những vấn đề trên làm cho áp lực cạnh tranh diễn ra giữa các trường đại họcnhằm thu hút sinh viên. Như vậy, sinh viên chọn trường đại học thì sẽ tạo ra ngânsách cho trường đại học đó và làm cơ sở cho việc phát triển trường đại học đó. Dođó, việc nâng cao chất lượng giáo dục là một yêu cầu bức thiết hiện nay đối với cáctrường đại học Việt Nam trong việc phục vụ và thu hút sinh viên. Ngoài ra, việcnghiên cứu thang đo chất lượng giáo dục đại học trên góc độ sinh viên là cần thiếtvì nó giúp cho nhà quản lý giáo dục bậc đại học có cái nhìn đúng đắn về thang đo(hay các thành phần) tạo nên chất lượng giáo dục đại học trên góc độ sinh viên.Trên cơ sở đó, giúp họ đề ra cách thức quản lý hợp lý nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục đại học trên góc độ sinh viên. Dựa vào cách tiếp cận giáo dục đại học là 1 dịch vụ, xem Trường học là đơnvị cung cấp dịch vụ và sinh viên là những người sử dụng dịch vụ. Giáo dục đại học 2được hiểu như là 1 dịch vụ và cụm từ chất lượng giáo dục đại học mà tác giả sửdụng trong luận án được ngầm hiểu là chất lượng dịch vụ giáo dục đại học. Mặtkhác, trong nghiên cứu này tác giả luận án không tiếp cận đánh giá chất lượng củaTrường học, không tiếp cận đánh giá chất lượng của chương trình đào tạo, mà ở đâytác giả chỉ tiếp cận đánh giá chất lượng cảm nhận của sinh viên (người sử dụng dịchvụ) về dịch vụ chất lượng giáo dục đại học mà họ sử dụng được cung cấp bởiTrường học. Hiện nay, chất lượng giáo dục đại học có nhiều cách tiếp cận khác nhau như:(1) Tiếp cận ở góc độ người cung cấp. Ví dụ: tổ chức tài trợ và cộng đồng rộng lớn;(2) Tiếp cận ở góc độ người sử dụng sản phẩm. Ví dụ: sinh viên hiện tại và tiềmnăng; (3) Tiếp cận ở góc độ người sử dụng kết quả. Ví dụ: nhà tuyển dụng; (4) Tiếpcận ở góc độ người làm trong ngành giáo dục. Ví dụ: giảng viên và nhà quản lý(Harvey và Green, 1993; Srikanthan và Dalrymple, 2003, 2007). Đồng quan điểmtrên, AUN-QA (ASEAN University Network Quality Assurance - Đảm bảo chấtlượng của mạng lưới các trường đại học các nước ASEAN) (2006) cho rằng chấtlượng giáo dục đại học cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau như: (1) Sinh viên;(2) Nhà tuyển dụng/Xã hội; (3) Chính phủ; (4) Các nhà quản lý trường đại học; và(5) Nhân viên (giảng viên, nhân viên hỗ trợ…). Trong nghiên cứu này, được giớihạn tiếp cận trên góc độ sinh viên trong việc khám phá các thành phần, thang đo cácthành phần tạo nên chất lượng giáo dục đại học. Những lý do chính để chọn cáchtiếp cận trên góc độ sinh viên như sau: Thứ nhất, trong bối cảnh giáo dục đại học cósự giảm sút về tài trợ từ chính phủ. Thứ hai, sự gia tăng các trường đại học. Thứ ba,sinh viên phải chịu toàn bộ chi tiêu trong việc đào tạo thì chất lượng giáo dục đạihọc trở thành vũ khí cạnh tranh của các trường đại học trong việc phục vụ và thuhút sinh viên. Thứ tư, sinh viên được xem như là khách hàng chính của giáo dục đạihọc (Hill, 1995; Owlia và Aspinwall, 1996; Senthilkumar và Arulraj, 2011;Sumaedi và cộng sự, 2012). Những khách hàng tiềm năng khác như cựu sinh viên,phụ huynh, nhà tuyển dụng, nhân viên, ngành công nghiệp và xã hội được xem làkhách hàng phụ (Owlia và Aspinwall, 1996). Mặt khác, các trường đại học đangnhận ra tầm quan trọng của việc lấy sinh viên làm trung tâm (Sahney, 2012). Do đó,việc nâng cao chất lượng giáo dục, cố gắng xác định khái niệm và thang đo lườngchất lượng giáo dục đại học trên góc độ sinh viên là lĩnh vực trọng tâm và đangđược các nhà hoạch định chính sách giáo dục, và những nhà quản lý giáo dục giảiquyết hiện nay (Sahney, 2012). 3 Tại Việt Nam, về vấn đề thang ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: