Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối liên hệ giữa phát triển bền vững xã hội và hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng, vai trò trung gian của liên kết trong chuỗi cung ứng trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 895.03 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài "Mối liên hệ giữa phát triển bền vững xã hội và hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng, vai trò trung gian của liên kết trong chuỗi cung ứng trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam" là Xác định mối quan hệ giữa phát triển bền vững về mặt xã hội và hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng, vai trò trung gian của sự liên kết trong chuỗi cung ứng; kiểm tra tác động của PTBVXH trên ba khía cạnh của sự liên kết trong chuỗi cung ứng; các định mối quan hệ giữa sự liên kết trong chuỗi cung ứng với hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối liên hệ giữa phát triển bền vững xã hội và hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng, vai trò trung gian của liên kết trong chuỗi cung ứng trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------- DƯƠNG NGỌC HỒNGMỐI LIÊN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG,VAI TRÒ TRUNG GIAN CỦA LIÊN KẾT TRONG CHUỖI CUNG ỨNG TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 9340101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Đông Phong 2. PGS. TS. Bùi Thanh Tráng Thành phố Hồ Chí Minh – 2022 iiCông trình được hoàn thành tại:......................................................................................Người hướng dẫn khoa học: .........................................(ghi rõ họ tên, chức danh khoa học, học vị)Phản biện 1: ........................................................................................................................................................Phản biện 2: ........................................................................................................................................................Phản biện 3: ........................................................................................................................................................Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận áncấp trường họp tại ...............................................................................................................................................Vào hồi giờ ngày tháng nămCó thể tìm thấy luận án tại thư viện:…………….…………………………………………(ghi tên các thư viện nộp luận án) 1CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tàiTrên thế giới, các nhà lãnh đạo và nhà quản lý tại các công ty lớn đangquan tâm và hướng đến việc phát triển bền vững. Nhiều tác giả chỉ rarằng các quốc gia đang phát triển, đặc biệt tại khu vực Châu Á, pháttriển bền vững hiện vẫn đang hạn chế và chưa có nhiều nghiên cứuchuyên sâu (Gugler và Shi, 2009). Hơn nữa, các công ty đa quốc giaphần lớn hoạt động tại các nước đang phát triển. Các vấn đề về xã hộitrong chuỗi cung ứng là một trong những chủ đề được thảo luận nhiềunhất ở các quốc gia này. Tuy nhiên, các nhà quản lý không dành nhiềusự quan tâm đến việc tìm hiểu và giải quyết. Bên cạnh đó, việc áp dụngcác tiêu chuẩn xã hội để đo lường hiệu quả hoạt động liên quan đếnmôi trường, tài chính và xã hội hầu như không được thực hiện, đặcbiệt là trong chuỗi cung ứng (Torugsa, ODonohue, & Hecker, 2013;Hutchins và Sutherland, 2008). Do đó, nhiều học giả cho rằng lĩnh vựcnày cần được nghiên cứu sâu hơn để tìm được những giải pháp triệt đểliên quan đến phát triển bền vững về mặt xã hội tại các quốc gia này.Tác giả nhận thấy cần phải có một nghiên cứu về tác động của pháttriển bền vững tại Việt Nam. Thứ nhất, như đã đề cập ở trên, tác giảnhận thấy sự cần thiết về một nghiên cứu chuyên sâu: mối liên hệ củaphát triển bền vững xã hội (PTBVXH) và hiệu quả hoạt động trongchuỗi cung ứng với vai trò trung gian của sự liên kết, đặc biệt là ở cácnền kinh tế đang phát triển. Trong thời gian gần đây, với tư cách làmột thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, Việt Nam đã vàđang tích cực xây dựng và thực hiện các chiến lược thúc đẩy tăngtrưởng xanh và phát triển bền vững. Chính phủ và Nhà nước đã banhành một số chính sách và chương trình nhằm nâng cao nhận thức, hỗtrợ và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh doanh 2bền vững. Do đó, nghiên cứu của tác giả xem xét các vấn đề chính: (1)PTBVXH ảnh hưởng như thế nào sự liên kết và hiệu quả hoạt độngtrong chuỗi cung ứng? (2) Sự liên kết trong chuỗi cung ứng (nội bộ,nhà cung cấp, và khách hàng) có tác động như thế nào đến việc nângcao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng? (3) Sự liên kết giữa các thànhviên trong chuỗi cung ứng làm trung gian cho mối quan hệ giữa tínhbền vững xã hội và hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng như thếnào? Thông qua việc xem xét các vấn đề trên, nghiên cứu của chúngtôi sẽ mang đến những đóng góp về mặt học thuật cũng như thực tiễn,trong bối cảnh tại các nền kinh tế đang phát triển. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu 1. Xác định mối quan hệ giữa phát triển bền vững về mặt xã hội và hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng, vai trò trung gian của sự liên kết trong chuỗi cung ứng.  Mục tiêu 2. Kiểm tra tác động của PTBVXH trên ba khía cạnh của sự liên kết trong chuỗ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: