Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa lãnh đạo ba chiều và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam

Số trang: 38      Loại file: pdf      Dung lượng: 301.30 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (38 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án nhằm phát triển và kiểm định thang đo kết quả hoạt động của doanh nghiệp với 4 thành phần; đo lường ảnh hưởng của các thành phần trong mô hình định hướng quan hệ, định hướng nhiệm vụ và định hướng đại diện/tham gia đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa lãnh đạo ba chiều và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ______________________ NGUYỄN MINH TÂMMỐI QUAN HỆ GIỮA LÃNH ĐẠO BA CHIỀU VÀKẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP.TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM. Ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 62340102 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN KIM DUNG 2CHƯƠNG I - MỞ ĐẦU1.1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Trong mỗi tổ chức, việc ứng dụng và phát triển mô hình lãnh đạo luôn là vấn đềcần thiết. Quá trình này trải qua rất nhiều điều chỉnh, hoàn thiện, bổ sung bởi nógắn liền với nhu cầu và đòi hỏi của thực tế. Song, đây cũng chính là văn hóa riêngcó, là sức mạnh, tài sản, nhu cầu và sự đóng góp tiềm tàng của cá nhân trong tổchức (Karin & đtg, 2010). Mặt khác, khả năng sáng tạo và năng lực lãnh đạo đềucó thể xuất hiện trong mỗi cá nhân ở từng hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy, bất kỳ ai dù ởvào vị trí lãnh đạo nào cũng đều phải thực hiện nhiệm vụ căn bản đó là: động viên,phát huy, tập hợp và quản trị các nguồn lực thông qua công cụ quản trị và bộ máygiúp giúp việc của mình nhằm đạt được kết quả tốt nhất cho tổ chức. Xét theo quan điểm của quản trị học (H.Koontz & C.O’Donnell,1976), lãnh đạolà khả năng thúc đẩy, hướng dẫn và chỉ đạo người khác để đạt được những mụctiêu đề ra. Lãnh đạo không chỉ là hoạt động đơn lẻ, mà là hàng loạt những hoạtđộng nối tiếp nhau. Nhà lãnh đạo thành công luôn phối hợp với cấp dưới và đồngnghiệp của mình để tạo ra tầm nhìn, chiến lược cho tổ chức. Để lãnh đạo tổ chứcthành công, người lãnh đạo cần biết quản trị tốt nguồn nhân lực, biết cách làm việchòa hợp với người khác, biết cách truyền cảm hứng, động viên và phối hợp mụctiêu cá nhân sao cho hài hòa với mục tiêu của tập thể, để từ đó nâng cao hiệu quảcủa tổ chức.Trong bối cảnh cạnh tranh ở quy mô toàn cầu như hiện nay, không phải doanhnghiệp nào cũng thành công. Nguyên nhân thành công hay thất bại có rất nhiều,nhưng không thể không kể đến năng lực lãnh đạo và nhận thức của người đứngđầu, bởi theo Bass (1990) người lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạtđộng của tổ chức, cũng như sự thỏa mãn và thành tích của những người mà họlãnh đạo. Ngoài ra, Karin & đtg (2010) cho rằng thực tiễn thay đổi nhanh chóng 3đòi hỏi ngày càng cần nhiều các mô hình lãnh đạo mới, linh hoạt và phù hợp hơn.Khi vận dụng bất kỳ mô hình lãnh đạo nào, các nhà lãnh đạo cũng cần phải cânnhắc đến các yếu tố đặc thù của tổ chức như: địa lý, văn hóa, tôn giáo, tập quán ...để điều chỉnh. Do đó, cấu trúc trong mô hình lãnh đạo nếu chỉ chú trọng đến địnhhướng nhiệm vụ (task orientation) và quan hệ (relation orientation) là chưa đầy đủ,mà cần phải mở rộng thêm các định hướng thành phần khác. Thực tế đã có nhiều mô hình lãnh đạo được áp dụng rất hiệu quả tại các doanhnghiệp trên thế giới, thể hiện được tính đa dạng, nhiều định hướng, đa chủ thể, đađối tượng và kể cả các nội hàm khác mang tính cạnh tranh (Mary, 2004). Cũngtrên tinh thần đó, từ những năm 1999, Fisher & Bibo đã đề xuất khái niệm lãnhđạo ba chiều, trong đó định hướng thứ ba trong cấu trúc của mô hình này là địnhhướng đại diện/tham gia (representation/participation), trên cơ sở tập hợp các hànhvi lãnh đạo, như: trao quyền, tham gia ra quyết định, bảo vệ lợi ích của cấp dưới,xây dựng hình ảnh của người lãnh đạo.... nhằm đúc kết những quan sát thực tế đểcác nhà lãnh đạo doanh nghiệp tham khảo, học hỏi. Theo Lam (2011) quản lýbằng sự tham gia của người lao động là một chủ đề lớn, tiên tiến của quản trị hiệnđại, nó có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng được sự kỳ vọng và mở rộng quyền tự chủcho người lao động, tạo cơ hội cho họ được đào tạo, nâng cao kiến thức, làm chủđược công việc và tiến tới nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức. Do đó, mô hìnhlãnh đạo ba chiều của Fisher & Bibo (1999) là một gợi ý nghiên cứu rất đáng đượcquan tâm bởi vì đồng thời cả ba định hướng (nhiệm vụ, quan hệ, đại diện/thamgia) hiện vẫn chưa được kiểm định trên thế giới và trong nước. Ngoài ra, đóng gópcủa mô hình lý thuyết này sau khi nghiên cứu sẽ là những bằng chứng thựcnghiệm rất có giá trị để cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam có quan tâmtham khảo khi thực hiện vai trò của mình. Theo nội dung của khoa học quản trị thì xây dựng và vận hành tốt hệ thống đolường kết quả hoạt động của tổ chức là vấn đề rất quan trọng trong việc xác định 4rõ vị trí và định hướng hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, nhậnthức của của chủ doanh nghiệp mà đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏViệt Nam hầu như chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu về tài chính (ROI, ROA, ROI,EPS…) chứ chưa chú trọng nhiều đến các chỉ tiêu phi tài chính như: nhân sự,khách hàng, quy trình nội bộ…. nhưng theo nghiên cứu của Monica (2007), chínhnhững tiêu chí phi tài chính này, khi xét về lâu dài mới thực sự là nhân tố cốt lõiđánh giá chính xác thực trạng và giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững. Do đó,thiết lập một hệ thống ghi nhận kết quả hoạt động đơn giản, dễ thực hiện nhưngphản ảnh trung thực và qua đó có thể phân tích hay đánh giá toàn diện các mặthoạt động của doanh nghiệp là rất cần thiết và hơn thế nữa chính nhờ vào hệ thốngđo lường này mới định lượng được hiệu quả của quản trị doanh nghiệp. Ở Việt Nam cho đến nay, nghiên cứu liên quan đến mô hình lãnh đạo tại cácdoanh nghiệp vẫn còn rất ít. Theo khảo sát của Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏvà vừa tại 30 tỉnh thành phía Bắc cho thấy thực trạng về năng lực, kỹ năng và nhậnthức về quản trị điều hành của những người lãnh đạo tại các doanh nghiệp còn rấtnhiều hạn chế1. Hơn nữa, Karin & đtg (2010) còn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: