Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mức độ chuyển đổi số trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội và hàm ý chính sách cho quản lý

Số trang: 29      Loại file: docx      Dung lượng: 136.41 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Nghiên cứu mức độ chuyển đổi số trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội và hàm ý chính sách cho quản lý" được nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá tác động các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CĐS trong DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội; Đề xuất một số hàm ý chính sách thúc đẩy mức độ CĐS trong DNNVV Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng, thông qua tác động vào các nội dung CĐS và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CĐS của DNNNVV.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mức độ chuyển đổi số trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội và hàm ý chính sách cho quản lý BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- DƯƠNG NGUYỄN THANH THUỶ NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÁCDOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO QUẢN LÝ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9340410 Tóm tắt luận án tiến sĩ kinh tế Hà Nội, Năm 2024Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thương mạiNgười hướng dẫn khoa học 1: PGS TS Nguyễn HoàngNgười hướng dẫn khoa học 2: PGS TS Lê Tiến ĐạtPhản biện 1: ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………..Phản biện 2: ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………..Phản biện 3: ……………………………………………………………………… ……………………………………………………………………..Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại……………………………………………………………………………………Vào hồi……….. giờ ………… ngày ………. tháng ………. năm ………….Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Trường Đại học Thương mại PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến đề tài này, nhưng tập trung chủ yếuvào quá trình CĐS nói chung tại các quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp. Số lượng các nghiên cứu đi sâu vàođánh giá mức độ CĐS trong doanh nghiệp, đặc biệt DNNVV còn khá khiêm tốn, nhất là chỉ nghiên cứu riêngquy mô doanh nghiệp này tại một thành phố như Hà Nội. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, CĐS đóng vai trò quantrọng, trở thành xu hướng tất yếu đối với cả quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thếgiới. Các chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang có nhậnthức đúng đắn và tích cực đối với CĐS. Đồng thời, cùng với sự phát triển nhanh chóng và rộng khắp của khoa học công nghệ Internet vạnvật và thương mại điện tử, CĐS không còn là sân chơi chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp lớn mà cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có thể tiếp cận và tham gia một cách hiệu quả, tìm kiếm cơ hội kinh doanh,mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu mức độ CĐS, từ đó đề xuất một số hàm ý chính sáchnhằm thúc đẩy CĐS của DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các mục tiêu cụ thể được xác định gồm: - Hệ thống cơ sở lý luận về mức độ CĐS trong DNNVV; xây dựng khung lý luận về mức độ CĐS,các nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến CĐS tại các DN nói chung và DNNVV nói riêng, các tiêu chí đánhgiá mức độ CĐS và xác lập mô hình và các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độCĐS trong DNNVV. - Phân tích thực trạng CĐS và mức độ CĐS trong DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội; chỉ ranhững thành công đạt được và hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện CĐS tại các DN này - Đánh giá tác động các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CĐS trong DNNVV trên địa bàn thành phốHà Nội. - Đề xuất một số hàm ý chính sách thúc đẩy mức độ CĐS trong DNNVV Việt Nam nói chung và trênđịa bàn thành phố Hà Nội nói riêng, thông qua tác động vào các nội dung CĐS và các nhân tố ảnh hưởng đếnmức độ CĐS của DNNNVV.3. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu của luận án gồm: - Cơ sở lý luận nào được sử dụng để phân tích và đánh giá mức độ CĐS trong DNNVV? - Quá trình CĐS trong các DNNVV bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào? Và mức độ ảnh hưởng ra sao? - Thực trạng CĐS trong DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện như thế nào? Các thành tựu,hạn chế và nguyên nhân hạn chế là gì? - Những giải pháp chính sách nào có thể được đề xuất để thúc đẩy CĐS trong DNNVV tại Việt Namnói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng?4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu tập trung vào đo lường đánh giá mức độ CĐS và các nhân tố ảnh hưởngtrong DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu của luận án được xác lập cụ thể như sau: - Về nội dung: mức độ CĐS trong DNNVV và vai trò quản lý của nhà nước, các tiêu chí đánh giá vàcác nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CĐS trong DNNVV. - Về không gian: các DNNVV đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Về thời gian: trong giai đoạn 2015 – 2021.5. Phương pháp nghiên cứu5.1. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu của luận án được thực hiện tuân thủ theo các bước như sau: Hình 1: Quy trình thực hiện nghiên cứu của luận án5.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu Thứ nhất, phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Trong đó, nguồn tài liệu bên ngoài là những chủtrương, chính sách, định hướng của Đảng và Nhà nước liên quan đến quá trình CĐS nói chung và CĐS trongcác DNNVV trên địa bàn Hà Nội nói riêng. Còn nguồn tài liệu bên trong là các tài liệu phản ánh hoạt độngCĐS của các doanh nghiệp, trong đó ưu tiên các tài liệu về CĐS tại các DNNVV tại Hà Nội. Thứ hai,phương pháp thống kê mô tả phần trăm, điểm trung bình được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản củathông tin, dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm, cụ thể là bảng hỏi điều tra khảo sátcác doanh nghiệp và chuyên gia. Thứ ba, phương pháp so sánh: Đây là phương được sử dụng phổ biến tronghầu hết các công trình nghiên cứu khoa học nhằm đánh giá kết quả, xác định xu hướng biến động của cácyếu tố. Thứ tư, phương pháp phân tích hồi quy bội: Đây là phương pháp dựa trên việc tìm ra một mô hìnhtoán học tốt nhất mô tả mối quan hệ giữa các biến, thông qua việc ước tính các hệ số ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: