Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích sở thích, thái độ của người sản xuất và người tiêu dùng đối với phát triển nuôi trồng thủy sản tốt trong nuôi tôm tại Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: docx      Dung lượng: 1.01 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu "Phân tích sở thích, thái độ của người sản xuất và người tiêu dùng đối với phát triển nuôi trồng thủy sản tốt trong nuôi tôm tại Việt Nam" là đánh giá tiềm năng phát triển GAqPs trong nuôi tôm tại Việt Nam dựa trên thái độ, sở thích của người sản xuất và người tiêu dùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích sở thích, thái độ của người sản xuất và người tiêu dùng đối với phát triển nuôi trồng thủy sản tốt trong nuôi tôm tại Việt Nam CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu 1.1.1. Bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu Nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã đóng góp một nửa sản lượng thủy sản toàn cầu, giảm áp lực khai thác   thủy sản tự nhiên(Pradeepkiran, 2019), là ngành kinh tế quan trọng ở nhiều quốc gia (FAO, 2020). Tuy nhiên,  sự  phát triển quá nhanh và thiếu quy hoạch đã gây racác tác động tiêu cực lên môi trường và xã hội(FAO,  2020). Để giảm tác động tiêu cực, nhiều quốc gia đã thúc đẩy áp dụng dụng các thực hành nuôi trồng thủy   sản tốt (Good Aquaculture Practices ­ GAqPs)(Sampantamit và cộng sự, 2020). Tuy nhiên, rất íttrang trại áp  dụng GAqPs, và chỉ khoảng 14,2% lượng thủy sản toàn cầu đạt chứng nhận GAqPs (Potts và cộng sự, 2016). 1.1.2. Bối cảnh ngành nuôi tôm Việt Nam Việt Nam hiện có khoảng 740 nghìn ha đất nuôi tôm và sản lượng đạt 950 nghìn tấn (VASEP, 2020a).  Nuôi tôm trở  thành ngành kinh tế  quan trọng với giá trị  xuất khẩu đạt 3,9 tỷ  USD vào năm 2021(VASEP,  2021). Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường, và mất an toàn thực phẩm (ATTP)đang là các vấn đề  nổi cộm của   ngành tôm. Để đạt được cả  mục tiêu kinh tế  và môi trường, Chính phủ  Việt Nam đã thực hiện nhiều chính   sách thúc đẩy GAqPs. Tuy nhiên, rất ít nông dân áp dụng GAqPs, hiện chỉ  khoảng   2.410 ha được cấp chứng nhận VietGap (Tổng   cục   Thuỷ   sản,   2021),   và   khoảng   9000   ha   được   cấp   chứng nhận GlobalGAP, ASC, Naturland (VASEP, 2020a).Nông dân ít áp dụng GAqPs dothiếu vốn, kỹ thuật, giá  tôm thấp (GIZ, 2020). 1.1.3. Bối cảnh thị trường tiêu thụ thủy sản tại Việt Nam Mức tiêu thụ tôm bình quân tại Việt Nam đạt khoảng 1,81 kg/người/năm, và có thể đạt 2,27 kg/người/năm, với tổng lượng tiêu thụnội địacó thể đạt khoảng 300 nghìn tấnvào năm 2030 (Tổng cục Thuỷ sản, 2021). Tôm là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn của người Việt, nhưng hầu hết là  tôm tươi sống, không chứng nhận, nên người tiêu dùng khó đánh giá chất lượng và tính an toàn. Trong khi,  mối quan tâm đến ATTP ngày càng tăng sau các vụ bê bối về mất ATTP (Ha và cộng sự, 2019). Chứng nhận   GAqPs là một giải pháp hiệu quả  để  khắc phục vấn đề  này(Hinkes và Schulze­Ehlers, 2018). Tuy nhiên, vẫn rất ít tôm nuôi có chứng nhận GAqPs được cung cấp trên thị trường Việt Nam. 1.1.4. Bối cảnh lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào phân tích đồng thời thái độ và sở thích ở hai phía cung và cầu đối   với phát triển NTTS bền vững(Bergleiter và Meisch, 2015; Weitzman và Bailey, 2018), và cũng không có  nghiên cứu nào tổng hợp được khung lý thuyết kết hợp các giá trị  và mối quan tâm của cả  người sản xuất   (NSX) và người tiêu dùng (NTD)nhằmgiải thích hành vi sản xuất và tiêu dùng bền vững sản phẩm nông   nghiệp. Các nghiên cứu vẫn chỉ phân tích sở thích và ước tính WTP hoặc của NSX(Ortega và cộng sự, 2013;   Ngoc và cộng sự, 2016), hoặc của NTD(Cantillo và cộng sự, 2020). Do đó, việc giải thích sự  chấp nhận của  các bên đối với sản xuất và tiêu dùng bền vững chưa đạt hiệu quả (Mogendi và cộng sự, 2016).  1.2. Vấn đề nghiên cứu Phát   triển   GAqPs   đòi   hỏi   phải   có   sự   tham   gia   của   cả   NSXvà   NTD(Bergleiter   và   Meisch,   2015;   Mogendi  và cộng sự, 2016). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá tiềm năng phát triển NTTS bền  vững dựa trên sự sẵn lòng trả của hai phí cung và cầu.Ở phía cung, đa số nghiên cứu tập trung khám phá sở  thích của nông dân đối với lợi ích kinh tế của GAqPs (Ortega và cộng sự, 2013; Ngoc và cộng sự, 2016), còn   sở thích đối với việc bảo vệ môi trường, đảm bảo ATTP vẫn chưa được thực hiện.Ở phía cầu,nghiên cứu sở  thích tiêu dùng thủy sản bền vững vẫn chưa được thực hiện ở các nước đang phát triển (Tsantiris và cộng sự,  2018), và rất ít nghiên cứu đo lường WTP cho các chứng nhận GAqPs(Cantillo và cộng sự, 2020).  Bên cạnh đó, các nghiên cứu sở thích chủ yếu áp dụng đơn lẻ một trong các dạng hàm Logit điều kiện   (CLM), Logit đa thức(MNL), Logit hỗn hợp (MXL), và Phân lớp tiềm ẩn (LCM). Trong đó phổ biến nhất là   MXL (Olum và cộng sự, 2019; Cantillo và cộng sự, 2020), nhưng MXL cũng chỉ  được  ước lượng trong   không gian sở  thích vốn được cho là có thể  làm thiên lệch các kết quả   ước lượng (Train và Weeks, 2005;   Hole và Kolstad, 2012). Chưa có nghiên cứu nào ước lượng đồng thời các dạng hàm trên,và ước lượng đồng  thời mô hình MXL trong không gian sở thích và không gian WTP, kiểm định, đánh giá để lựa chọn dạng hàm   tốt nhất, và hỗ trợ tốt hơn cho mục tiêu phân tích sở thích. Cuối cùng, đánh thái độ của NSX và NTD đối với cùng một vấn đề  là các tác động tiêu cực từ  NTTS   truyền thống, và phát triển NTTS bền vững vẫn chưa được thực hiện (Hynes và cộng sự, 2017). Hơn nữa,  ảnh  hưởng thái độlên sở thích vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ  ở  cả  phía cung (Liu và cộng sự, 2018; Olum và  cộng sự, 2019), và phía cầu (Carlucci và cộng sự, 2015; Cantillo và cộng sự, 2020).  Từ  các xu hướng và khoảng trống tiềm năngtrên đây, nghiên cứu “Phân tích sở  thích và thái độ  của   người sản xuất và người tiêu dùng đối với phát triển GAqPs trong nuôi tôm tại Việt Nam”là cần thiết. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của ghiên cứu này là đánh giá tiềm năng phát triển GAqPs trong nuôi tôm tại Việt   Nam dựa trên thái độ, sở thíchcủa NSX và NTD. Để đạt được mục tiêu tổng quát này,7 mục tiêu cụ  thể  sau  cần đạt được: (1) Xây dựng khung phân tích kết hợp thái độ và sở thích của NSX và NTD đánh giá tiềm năng   phát triển GAqPs trong nuôi tôm; (2) Phân tích sở thích và ước tính WTP của NSX đối với việc tuân thủ  qui  định bảo vệ  môi trường và đảm bảo ATTP; (3) Phân tích sở  thích và  ước tính WTP của NTD đối với tôm  nuôi được chứng nhận GAqPs; (4) Phân tích ảnh hưởng của thái độ đối với cá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: