Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.25 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, các vấn đề thực tiễn và thực trạng chất lượng tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Thái Bình hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Thái Bình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN VĂN LƯỢNGGIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TƯ VẤNHƯỚNG NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH THÁI BÌNH Ngành: Kinh tế phát triển Mã số : 9 31 01 05TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn: GS.TS. NGUYỄN VĂN SONGPhản biện 1: ……………………………………………………………………Phản biện 2: ……………………………………………………………………Phản biện 3: ……………………………………………………………………Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi …. giờ …. ngày….. tháng …. năm 2023Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Tư vấn hướng nghiệp (TVHN) và dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) có vai tròquan trọng, được Đảng và nhà nước quan tâm chỉ tạo qua nhiều Đề án, chính sách khác nhau.Tại Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến công tác hướng nghiệp, dạynghề và tạo việc làm cho LĐNT đã được thực hiện. Nhìn chung các nghiên cứu trên đã chỉđược ra thực trạng và một số nguyên nhân cơ bản, cũng đã đề xuất được một số giải pháp hữuhiệu nâng cao chất lượng dạy nghề cho LĐNT, song chưa có một nghiên cứu nào phân tíchchuyên sâu về hoạt động TVHN cho LĐNT và việc sử dụng mô hình trong phân tích các yếutố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học đã được sử dụng nhiều, tuy nhiên đối với lĩnh vựcdạy nghề cho LĐNT thì vẫn còn hạn chế. Tỉnh Thái Bình hiện có trên 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó chủ yếu làLĐNT. Vì vậy, nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động rất lớn. Tỉnh ủy, UBND tỉnh,cùng các sở, ban, ngành đã có nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực, mặtkhác, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng đàotạo, phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Thái Bình. Tính trong 5 năm (2016 – 2020) thông qua cácgiải pháp về việc làm, toàn tỉnh tạo việc làm mới cho 166.540 lao động. Tổng kết 10 năm thựchiện Đề án 1956 về ĐTN cho LĐNT, toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 73.558 người. Số lao độngcó việc làm học nghề phi nông nghiệp sau đào tạo bình quân đạt 75%; lao động học nghề nôngnghiệp tiếp tục làm nghề cũ nhưng hiệu quả đã đạt cao hơn so với khi chưa được học nghề. Tuy nhiên, việc tổ chức dạy nghề cho LĐNT tại tỉnh Thái Bình còn một số hạn chế, yếukém. Hiệu quả dạy nghề cho nông dân chưa cao, chưa tạo được sự chuyển biến rõ nét về nhậnthức, về định hướng nghề nghiệp, phương pháp cách thức sản xuất cho LĐNT. Những yếukém, khó khăn trên cần phải nghiên cứu, tìm ra các giải pháp để tháo gỡ. Chính vì vậy, việcnghiên cứu để tìm ra các giải pháp phù hợp giúp nâng cao chất lượng TVHN và dạy nghề choLĐNT tỉnh Thái Bình là hết sức cần thiết.1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, các vấn đề thực tiễn và thực trạng chất lượngTVHN và dạy nghề cho LĐNT tại tỉnh Thái Bình hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp hữuhiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng TVHN và dạy nghề cho LĐNT tại tỉnh Thái Bình. 11.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng TVHN và dạy nghềcho LĐNT. - Đánh giá thực trạng chất lượng TVHN và dạy nghề cho LĐNT tỉnh Thái Bình. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dạy nghề cho LĐNT tỉnh Thái Bình. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tư vấn TVHN và dạy nghề choLĐNT tỉnh Thái Bình.1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn và những yếu tố ảnh hưởng đếnchất lượng TVHN và dạy nghề cho LĐNT. Đối tượng khảo sát: Đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ sở GDNN; Đội ngũ giáo viên;LĐNT đang học nghề; LĐNT đã qua đào tạo nghề đang làm việc; Người sử dụng lao động.1.3.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi nội dung: - Nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước về vấn đề chấtlượng TVHN và dạy nghề cho LĐNT. - Nghiên cứu thực trạng chất lượng TVHN và dạy nghề cho LĐNT tỉnh Thái Bình giaiđoạn 2018 – 2020 và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dạy nghề cho LĐNT tỉnh Thái Bình.Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TVHN và dạy nghề cho LĐNT trongtỉnh trong giai đoạn tiếp theo. * Phạm vi về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu TVHN và dạy nghề cho LĐNTtrên địa bàn tại tỉnh Thái Bình. Địa bàn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: