Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 664.54 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án "Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay" nhằm luận giải, làm rõ cơ sở lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển NNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS tại Việt Nam. Đồng thời, luận án cũng cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định, xây dựng hệ thống chính sách phát triển NNL KHCN hiệu quả để thích ứng với sự thay đổi nhanh của quá trình CĐS.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN XUÂN BẮCPHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNGNGHỆ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 9.34.04.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội – 2024 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘINgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Tuấn Hưng 2. TS. Phạm Tú TàiPhản biện 1: GS.TS. Ngô Thắng LợiPhản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Chiến ThắngPhản biện 3: PGS.TS. Hoàng Văn HảiLuận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá Luận án cấp Học việntại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội ViệtNam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội vào hồi phút, ngày tháng năm 2024Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:- Thư viện Học viện Khoa học xã hội- Thư viện Quốc gia Việt Nam DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Vũ Tuấn Hưng, Nguyễn Xuân Bắc (2021), “Tính tất yếu và giảipháp phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ nhằm đáp ứng chuyểnđổi số ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển bền vững vùng, số 1(03/2021),ISSN: 2354-0729, tr 27-38. 2. Vũ Tuấn Hưng, Nguyễn Xuân Bắc (2021), “Phát triển nhân lực sốtrong bối cảnh kinh tế số ở châu Âu và hàm ý chính sách cho Việt Nam”,Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 5(248/2021), ISSN: 0868-3581, tr 16-28. 3. Vũ Tuấn Hưng, Nguyễn Xuân Bắc (2021), “Phát triển đội ngũquản lý, lãnh đạo tại các doanh nghiệp nhà nước: Thu hút và trọng dụngnhân tài”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 6 (517) 2021, ISSN: 0866-7489, tr3 - 10. 4. Vũ Tuấn Hưng, Nguyễn Xuân Bắc (2022), “Thu hút và trọng dụngnhân tài vào vị trí quản lý, lãnh đạo cấp huyện ở Việt Nam theo mô hìnhchính phủ liên kết”, Tạp chí Khoa học xã hội số 8 (288) 2022, ISSN: 1859-0136, tr 1 - 9. 5. Vũ Tuấn Hưng, Nguyễn Xuân Bắc (2022), “Phát triển nguồn nhânlực công vụ đáp ứng hội nhập quốc tế, chuyển đổi số và hàm ý cho tỉnhBình Dương”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội số 09 (112) 2022, ISSN0866-756X, tr 75- 85. 6. Lê Quốc Hội, Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Xuân Bắc (2022), “Ảnhhưởng của chiến lược chuyển đổi số tới hiệu quả hoạt động của các doanhnghiệp xuất khẩu ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học Đại học Hạ Long sốchuyên san (11/2022), ISSN: 2815 – 5521, tr 103-111. 7. Nguyễn Xuân Bắc (2023), Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lựcđáp ứng chuyển đổi số ở các quốc gia châu Á và bài học cho Việt Nam, Tạpchí Nghiên cứu Tài chính – Kế toán số 249 – 10/2023, ISSN: 1859 – 4093,tr 88-92. 8. Nguyễn Xuân Bắc (2023), Định hướng của Đảng và Nhà nước vềthực hiện thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính –Kế toán số 253 – 12/2023, ISSN: 1859 – 4093, tr 28-32. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Nền kinh tế Việt Nam muốn phát triển nhanh và bền vững trong giaiđoạn hiện nay thì phải xuất phát từ nội lực, đó là dựa vào NNL trình độ caovà KHCN tiên tiến. Hiện nay, nước ta vẫn có thể tận dụng được NNL từthời kỳ “cơ cấu dân số vàng” – thời kỳ mà nhóm dân số trong độ tuổi laođộng cao hơn nhiều so với nhóm dân số phụ thuộc, đây là tiền đề của mộtthị trường lao động rộng lớn phục vụ cho phát triển kinh tế. So với nhiềuquốc gia khác trên thế giới, NNL ở Việt Nam đã có những cải thiện tích cựcvề chất lượng, trình độ tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số hạnchế nhất định, đặc biệt là về năng suất lao động, phản ánh trực tiếp qua cácchỉ số về thu nhập của nền kinh tế. Thực tế này đã được chỉ ra trong nhiềucông trình nghiên cứu, báo cáo chính thức từ phía các nhà khoa học, cơquan quản lý Nhà nước, phương tiện báo chí truyền thông và DN. Nhắc đến bối cảnh hiện nay, không thể không nhắc đến CĐS, quátrình này đã dần trở thành xu thế chung của toàn cầu và tác động mạnh mẽđến Việt Nam. Nhóm công việc giản đơn có tính lặp đi lặp lại, LĐ côngnghiệp dây chuyền và nông nghiệp sẽ dần bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo,robot, hệ thống tự động hóa. Trong khi đó, nhân lực trình độ cao để làmchủ, sáng tạo KHCN mới đang rất cần thiết. Nhóm nhân lực này luôn được“săn đón” với thu nhập và chế độ đãi ngộ hấp dẫn không chỉ ở cấp độ giữacác doanh nghiệp mà còn ở cấp độ giữa các quốc gia. Điều đó cho thấy ViệtNam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc thu hút, sử dụng vàphát triển NNL KHCN. Từ những phân tích đó, với mong muốn luận ánnghiên cứu sẽ thực sự mang lại những giá trị thiết thực, nghiên cứu sinh lựachọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêucầu chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án tiếnsỹ, chuyên ngành quản lý kinh tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm luận giải, làm rõ cơ sở lýluận, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển NNL KHCN đáp ứng yêucầu CĐS tại Việt Nam. Đồng thời, luận án cũng cung cấp các luận cứ khoa 1học cho việc hoạch định, xây dựng hệ thống chính sách phát triển NNLKHCN hiệu quả để thích ứng với sự thay đổi nhanh của quá trình CĐS. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: Tổng quan các công trìnhnghiên cứu có liên quan, từ đó tìm khoảng trống để tiếp tục nghiên cứu.; Hệthống hóa cơ sở lý luận và khảo cứu kinh nghiệm thực tiễn về phát triểnNNL KHCN đáp ứng yêu cầu CĐS trong và ngoài nước, từ đó rút ra bàihọc tham chiếu đối với Việt Nam; Đánh giá tác động của phát triển NNLKHCN đáp ứng yêu cầu CĐS đến hiệu quả hoạt động DN; Phân tích, đánhgiá thực trạng về ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: