Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của trách nhiệm xã hội và cấu trúc vốn chủ sở hữu đến rủi ro kiệt quệ tài chính doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Số trang: 29      Loại file: docx      Dung lượng: 169.42 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Tác động của trách nhiệm xã hội và cấu trúc vốn chủ sở hữu đến rủi ro kiệt quệ tài chính doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu: Nghiên cứu tác động của cấu trúc VCSH đến FDR và tác động của CSR đến FDR. Trên cơ sở đó, luận án đánh giá tác động của CSR đến FDR dưới ảnh hưởng của các hình thái cấu trúc VCSH khác nhau của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của trách nhiệm xã hội và cấu trúc vốn chủ sở hữu đến rủi ro kiệt quệ tài chính doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------o0o---------- TRẦN TRIỆU ANH KHOA TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ CẤU TRÚC VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐẾN RỦI ROKIỆT QUỆ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NIÊM YẾTTRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9340201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 20232Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí MinhNgười hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Bùi Kim Yến TS. Nguyễn Thị Thuỳ Linh o Phản biện 1: ................................................................................... o Phản biện 2: ................................................................................... o Phản biện 3: ...................................................................................Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại:Vào lúc … giờ … ngày … tháng … năm 20…Có thể tham khảo luận án tại thư viện: .....................................................................................................................................................................3CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆUSự cần thiết của vấn đề nghiên cứuHusson-Traore (2009) chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm nổi bật lên hai vấnđề quan trọng sau: thứ nhất, vai trò có tính quyết định của cơ chế cấu trúc VCSH khi doanh nghiệp rơi vàotình trạng khó khăn tài chính; thứ hai, sự bất lực của các cơ quan đánh giá xếp hạng tín nhiệm, Chính phủ vàcác định chế tín dụng trong phòng ngừa và ứng phó với rủi ro kiệt quệ tài chính – FDR.Trong những năm 1960, đã chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều nghiên cứu về mô hình dự báo FDR như(Beaver, 1966); (Altman, 1968); (Altman & ctg, 1977); (Ohlson, 1980) và (Zmijewski, 1984). Các kết quảnghiên cứu thời kỳ đó tập trung tranh luận về khả năng dự báo của các dữ liệu thu thập dựa trên báo cáo tàichính của doanh nghiệp. Lee & Yeh (2004); Deng & Wang (2006) và Fich & Slezak (2008) cho rằng sử dụngđơn thuần dữ liệu kế toán không đủ đảm bảo cho khả năng dự báo FDR và đề xuất bổ sung nhóm nhân tốquản trị doanh nghiệp mà cấu trúc VCSH là một thành phần. Nền kinh tế Việt Nam đã cung cấp một bối cảnhnghiên cứu củng cố thêm các bằng chứng thực nghiệm trong nghiên cứu tác động của cấu trúc VCSH đếnFDR dựa trên nền tảng lý thuyết đại diện – Agency theory.Bên cạnh việc sử dụng các thông tin tài chính, thông tin phi tài chính đang trở thành nhân tố mới được kếthợp và bổ sung các trong các nghiên cứu cùng chủ đề. Với vai trò là nhân tố dẫn đầu trong xu thế phát triểnhiện nay, vấn đề trách nhiệm xã hội doanh nghiệp - CSR trong hoạt động kinh doanh đang thu hút sự quantâm từ các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực. Sự quan tâm này xuất phát từ tính bất định - uncertainty củahành vi doanh nghiệp khi đối diện với FDR với kỳ vọng doanh nghiệp sẽ khôi phục lòng tin của các bên liênquan thông qua việc mở rộng các cam kết đối với vấn đề về đạo đức, yếu tố minh bạch và những đóng gópcho sự phát triển của xã hội. Al‐Hadi & ctg (2019) dựa trên mẫu của 651 doanh nghiệp Úc trong giai đoạn2007 – 2013, kết quả cho thấy CSR giúp giảm thiểu FDR ở giai đoạn trưởng thành của doanh nghiệp.Boubaker & ctg (2020) cung cấp các bằng chứng cho thấy CSR có tác động giảm thiểu FDR dựa trên mẫucủa 1.201 doanh nghiệp niêm yết ở Mỹ trong giai đoạn 1991 – 2012. Không đứng ngoài xu hướng phát triểnbền vững, Việt Nam đang từng bước xây dựng các chính sách tương thích nhằm mục tiêu hướng tới một nềnkinh tế bền vững với sự tham gia của doanh nghiệp. Nguyen & ctg (2020) đánh giá tác động của việc côngbố thông tin CSR đến rủi ro phá sản của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam, kết quả cho thấy doanhnghiệp có mức độ công bố thông tin CSR cao giúp giảm thiểu rủi ro phá sản. Nguyen & Nguyen (2021) chorằng hoạt động CSR giúp giảm thiểu hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại có tình trạngcăng thẳng tài chính trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2017. Do đó, nghiên cứu mối tương quan giữa CSR vàFDR dựa trên nền tảng lý thuyết bên liên quan – Stakeholder theory là cần thiết trong việc cung cấp thêm cácbằng chứng củng cố cho quan điểm trên.Hiện nay có rất ít các nghiên cứu tại Việt Nam xem xét vai trò của CSR đối với hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp và thậm chí còn ít hơn đối với FDR. Các nghiên cứu tiên phong chủ yếu tập trung xem xét tácđộng đơn lẻ của CSR với hiệu quả tài chính, giá trị doanh nghiệp và rủi ro kiệt quệ tài chính mà bỏ qua sựcộng hưởng của nhân tố cấu trúc VCSH. Việc cân nhắc vai trò của cấu trúc VCSH ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: