Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 531.50 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất các giải pháp tăng cường tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua đánh giá thực trạng tiếp cận dưới góc độ của: Chính phủ, ngân hàng, doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng nhiều phương pháp nghiên cứu phù hợp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay trên hầu khắp các nền kinh tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa(DNNVV) ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinhtế - xã hội và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Để có sự phát triểnbền vững, doanh nghiệp (DN) cần có nguồn vốn ổn định. Có 2 nguồn vốnDNNVV thường sử dụng trong quá trình kinh doanh là: vốn tự có và vốnvay. Tại Việt Nam, hiện có đến 80% DNNVV có nhu cầu tiếp cận cácnguồn tín dụng từ ngân hàng (Cục Phát triển DN, 2017) do nguồn vốn vàsố vay được lớn, tính đảm bảo cao. Tuy vậy, chỉ có 32,38% DN tiếp cậnđược nguồn tín dụng của các ngân hàng (NH); 35,24% khó tiếp cận và32,38% không tiếp cận được. Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắcnói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung và là cửa ngõgiao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du Bắc Bộ. Tính đến31/12/2018, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có khoảng 3200 DNNVVđang hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) chiếm trên 95% số DN củatỉnh (Niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên). Giống như các DNNVVtrên cả nước, nguồn vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trìnhSXKD của DN. Hàng năm nhu cầu vay vốn NH của DN không ngừngtăng lên nhưng việc đáp ứng các tiêu chuẩn NH đưa ra còn hạn chế đó làlý do chính khiến 70% số DN không vay được vốn (Nguyễn Thị MinhHuệ, 2015). Với nhiều chính sách thúc đẩy từ phía NH và nỗ lực củaDNNVV tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2013 – 2018 số lượng DN và sốvốn vay được tăng đều theo năm. Trong năm 2018, đã có gần 1200DNNVV vay được vốn từ các chi nhánh NH trên địa bàn tỉnh với số vốnvay được đạt khoảng 31 nghìn tỷ đồng. Với 36,9% DNNVV trên địa bàntỉnh vay được vốn NH so với mức chung của cả nước là 32,38% đã caohơn nhưng mức chênh lệch thấp, chưa phản ánh được sự vượt trội. Dovậy, nỗ lực trong hoàn thiện hệ thống tín dụng NH là đòi hỏi cấp thiếtgiúp DNNVV có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Đặc biệt, vớithách thức trong thời kỳ mới ngày càng tăng, trong đó xu thế của cuộccách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi các DNNVV cần phải khẳng địnhhơn nữa vai trò “xương sống” nền kinh nên nếu nguồn vốn kinh doanhkhông đảm bảo sẽ tác động lớn đến sự phát triển của bản thân DN vàkinh tế quốc gia. Mục tiêu trong thời gian tới đối với Chính phủ, địaphương, ngành NH và các DNNVV cần phải có nhiều biện pháp thích 2hợp nhằm thúc đẩy quan hệ tín dụng giữa ngân hàng thương mại(NHTM) với DNNVV, giải quyết triệt để những khó khăn, trở ngạitrong quá trình tiếp cận vốn tín dụng NH nhờ đó tạo cơ hội cho DN chủđộng hơn trong nguồn vốn vay, mở rộng kinh doanh và phát triển bềnvững. Với sự cần thiết, ý nghĩa khoa học, thực tiễn được phân tích trêntôi đã lựa chọn đề tài: “Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngânhàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” làmnội dung nghiên cứu.2.1. Mục tiêu chung Đề xuất các giải pháp tăng cường tiếp cận tín dụng NH củaDNNVV thông qua đánh giá thực trạng tiếp cận dưới góc độ của: Chínhphủ, NH, DNNVV bằng nhiều phương pháp nghiên cứu phù hợp. Từ đógiúp Chính phủ kịp thời đưa ra các văn bản, chính sách hướng dẫn nhằmcụ thể hóa chương trình hỗ trợ tín dụng đối với DNNVV và tạo điều kiệncho DN tiếp cận, lựa chọn các nguồn vốn khác nhau giúp đảm bảonguồn lực tài chính cho quá trình phát triển của DN.2.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về DNNVV,tín dụng NH đối với DNNVV, tiếp cận tín dụng NH của DNNVV. Thứ hai, phân tích thực trạng tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnhThái Nguyên giai đoạn 2013 - 2018. Thứ ba, nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tiếp cậnnguồn vốn tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên, trong đó tậptrung phân tích các yếu tố từ phía DNNVV bằng nhiều phương phápnghiên cứu phù hợp. Thứ tư, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị tăng cường tiếp cận nguồntín dụng NH giúp DN chủ động hơn trong các nguồn lực tài chính.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính được luận án những vấn đề lý luận vàthực tiễn về sự tiếp cận nguồn tín dụng NH của DNNVV.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp: thu thập trong giai đoạn 2013 – 2018; 3 Số liệu sơ cấp: thu thập thông tin điều tra trong năm 2017 Các giải pháp được nghiên cứu và đề xuất đến năm 2025. - Phạm vi nội dung: Về tiêu chí xác định và phân loại DNNVV, luận án sử dụng cáchxác định và phân loại DNNVV theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP. Về thuật ngữ “tín dụng ngân hàng” luận án đề cập trên khía cạnhhoạt động cho vay của NHTM đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: