Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 61      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận giải rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá khách quan thực trạng thu hút FDI trên quan điểm định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam; đề xuất định hướng và giải pháp thu hút, đánh giá các dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH KHÁNH LÊ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 62 34 04 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2018 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Đình Thiên 2. TS. Phạm Văn Công Phản biện 1: PGS.TS Phí Mạnh Hồng Phản biện 2: PGS.TS Vũ Thanh Sơn Phản biện 3: PGS.TS Trần Minh Tuấn Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội Vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm …... Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Học viện Khoa học xã hội - Thư viện Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang trở thành xu thế của hầu hết các nước, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay. Những thành quả mà FDI mang lại cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển là to lớn và không thể phủ nhận. Những năm gần đây, vấn đề phát triển bền vững đang trở thành xu hướng tất yếu, một trào lưu không thể đảo ngược trong mọi lĩnh vực hoạt động, trong đó có cả hoạt động thu hút FDI. Ở nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, hoạt động thu hút FDI đã mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, đi cùng với đó là các hệ lụy không nhỏ, đặc biệt là các hệ lụy về xã hội và môi trường. Chất lượng FDI vào Việt Nam thấp, chủ yếu là gia công, lắp ráp. Liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước hầu như rất thấp, chuyển giao công nghệ hạn chế... Trong bối cảnh nhu cầu thu hút vốn đầu tư ngày càng cao, nhưng hệ lụy mà FDI mang lại, đặc biệt trong các hoạt động công nghiệp là không nhỏ, thì vấn đề cân nhắc để lựa chọn thu hút FDI theo hướng phát triển bền vững được đặt ra cho nhiều quốc qua, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam trong điều kiện mới. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 2.1 Mục tiêu tổng quát Luận giải rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá khách quan thực trạng thu hút FDI trên quan điểm định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam; đề xuất định hướng và giải pháp thu hút, đánh giá các dự án FDI theo định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. 1 2.2 Các mục tiêu cụ thể Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về PTBV, thu hút FDI và thu hút FDI theo định hướng PTBV; xây dựng khung lý thuyết cho việc phân tích, đánh giá dòng vốn FDI theo định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam; Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm thu hút FDI tại một số quốc gia như Trung Quốc và Thái Lan. Thứ ba, đánh giá khách quan thực trạng FDI tại Việt Nam trong thời gian qua trên hai góc độ: những kết quả đạt được và những hạn chế đang tồn tại; các tác động của FDI tới Việt Nam xét theo các khía cạnh của phát triển bền vững; Luận án chỉ rõ nguyên nhân tồn tại hạn chế hiệu quả thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam. Thứ tư, đề xuất giải pháp thu hút và duy trì tác động tích cực của FDI tại Việt Nam theo định hướng phát triển bền vững. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 đến 2016. 3.2 Phạm vi nghiên cứu +) Về nội dung: Luận án sẽ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của FDI tới PTBV tại Việt Nam xét theo các trụ cột chính: kinh tế, xã hội, và môi trường. Ở trụ cột “kinh tế”, luận án xem xét ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của FDI tới phát triển kinh tế. Ở trụ cột “xã hội”, luận án tập trung xem xét ảnh hưởng của FDI tới vấn đề lao động, tiền lương. Ở trụ cột “môi trường”, luận án phân tích một số tác động tiêu cực của FDI tới môi trường và nguyên nhân hạn chế. +) Về không gian: Luận án nghiên cứu tình hình chung của FDI theo định hướng PTBV tại Việt Nam, không giới hạn vị trí địa lý vùng miền và lãnh thổ trong Việt Nam. 2 +) Về thời gian: Luận án nghiên cứu FDI theo định hướng PTBV tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2016. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài luận án thuộc chuyên ngành Quản lý kinh tế, là nghiên cứu tổng hợp bao gồm cả nghiên cứu giải thích, nghiên cứu đánh giá thực trạng và tổng kết thực tiễn, nghiên cứu dự báo và nghiên cứu đề xuất giải pháp để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về FDI và FDI theo định hướng PTBV ở Việt Nam. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Đã tổng quan được ở mức độ nhất định các nghiên cứu, cả trong và ngoài nước, có liên quan đến đề tài luận án, từ đó tìm ra được khoảng trống nghiên cứu và xác định những vấn đề cần tập trung nghiên cứu của Luận án; - Đã hệ thống hóa được một số nội dung liên quan đến cơ sở lý luận chung về thu hút FDI theo định hướng phát triển bền vững, bao gồm khái niệm, nội dung, các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI theo định hướng phát triển bền vững; - Đã tiến hành đánh giá thực trạng thu hút FDI theo định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2006-2016; từ đó chỉ ra được nguyên nhân các hạn chế. - Trên cơ sở luận giải cơ hội, thách thức đối với thu h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: