Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cải tạo đất bazan bằng hỗn hợp puzolan - xi măng - vôi làm tường nghiêng chống thấm cho đập đất vùng Tây Nguyên

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.05 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu cải tạo đất bazan bằng hỗn hợp puzolan - xi măng - vôi làm tường nghiêng chống thấm cho đập đất vùng Tây Nguyên" nhằm đề xuất được cấp phối phù hợp giữa puzolan tự nhiên, xi măng và vôi để cải tạo đất bazan làm tường nghiêng chống thấm đập đất vùng Tây Nguyên; Hỗn hợp đất cải tạo có hệ số thấm K.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cải tạo đất bazan bằng hỗn hợp puzolan - xi măng - vôi làm tường nghiêng chống thấm cho đập đất vùng Tây NguyênBỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM NGUYỄN HỮU NĂM NGHIÊN CỨU CẢI TẠO ĐẤT BAZAN BẰNG HỖN HỢP PUZOLAN - XI MĂNG – VÔI LÀM TƯỜNG NGHIÊNG CHỐNG THẤM ĐẬP ĐẤT VÙNG TÂY NGUYÊN NGÀNH : Địa Kỹ thuật xây dựng MÃ SỐ : 9-58-02-11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội – 2021Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM Hướng dẫn khoa học 1: TS Ngô Anh Quân Hướng dẫn khoa học 2 PGS.TS Hoàng Phó Uyên Phản biện 1 : PGS.TS. Nguyễn Đức Mạnh Phản biện 2 : PGS.TS. Hồ Sỹ Tâm Phản biện 3 : PGS.TS. Phùng Vĩnh An Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp Viện họp tại Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam, vào hồi .......giờ .......ngày ......tháng .......năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam 1 MỞ ĐẦU1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Vật liệu đất đắp bazan có nguồn gốc từ đá bazan thuộc nhóm khôngthuận lợi khi sử dụng làm vật liệu đắp đập, do có tính chất đặc biệt như:khối lượng khô thấp, độ ẩm tối ưu cao, độ ẩm tự nhiên vào mùa khôthấp nên khi thi công cần tưới thêm nhiều nước; hàm lượng bụi sét caokhó đầm chặt, các tính chất này dẫn tới khó kiểm soát chất lượng trongquá trình thi công; đất có tính tan rã và lún ướt nên khi hồ chứa vậnhành có nguy cơ tiềm ẩn nhiều sự cố. Trên thực tế các đập đất đắp bằngđất bazan chiếm một tỷ lệ lớn khoảng 56%, các đập này đã được thicông từ nhiều năm về trước, công nghệ và kỹ thuật thi công chưa pháttriển nên phần lớn các đập này đang có hiện tượng hoặc đã bị thấm vàmất nước [33]. Để đảm bảo kinh tế, tận dụng được vật liệu địa phương,việc nghiên cứu cải tạo đất tại chỗ bằng các loại chất kết dính để cảitạo vật liệu đất đắp đập cũng như làm vật liệu chống thấm tườngnghiêng sân phủ là rất cần thiết. Việc nghiên cứu ứng dụng thành cônggiải pháp sử dụng puzolan làm chất kết dính trong cải tạo đất sẽ đem lạihiệu quả kinh tế trong xây dựng nói chung và trong nâng cấp sửa chữa,xây dựng đập đất vừa và nhỏ nói riêng. Do vậy, giải pháp sử dụng vậtliệu puzolan tự nhiên để cải tạo đất tại chỗ làm tường nghiêng chốngthấm đập đất vùng Tây Nguyên là giải pháp có tính khả quan để khắcphục tình trạng nêu trên. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài của Luận án:“Nghiên cứu cải tạo đất bazan bằng hỗn hợp puzolan – xi măng – vôilàm tường nghiêng chống thấm cho đập đất vùng Tây Nguyên” là rấtcần thiết.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề xuất được cấp phối phù hợp giữa puzolan tự nhiên kết hợp với ximăng, vôi để cải tạo đất bazan làm tường nghiêng chống thấm đập đấtvùng Tây Nguyên; Hỗn hợp có hệ số thấm K 2nước (không trương nở, co ngót và không tan rã).3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Dùng puzolan tự nhiên sẵn có để cải thiệncường độ và nâng cao khả năng chống thấm đất bazan làm vật liệu đắpđập đất vừa và nhỏ khu vực Tây Nguyên. Phạm vi nghiên cứu: Puzolan tự nhiên lấy tại khu vực Tây nguyên;Đập đất vừa và nhỏ thuộc khu vực Tây Nguyên có sử dụng vật liệu đấtđắp là đất bazan.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Nghiên cứutài liệu; Phương pháp kế thừa; Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm;Phương pháp mô hình toán5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄNÝ nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện cơ sở lý thuyết về cải tạo đấtbazan ở Tây Nguyên bằng puzolan tự nhiên cùng các phụ gia xi măngvà vôi làm tường nghiêng sân phủ chống thấm đập đất.Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đã tìm được cấp phối hợp lý về kinh tế - kỹthuật, gồm: đất bazan khai thác tại chỗ trộn với puzolan tự nhiên nghiềnmịn, xi măng PC40, vôi bột nghiền mịn và đầm nện ở độ ẩm tối ưu đểlàm tường nghiêng chống thấm cho đập đất ở Tây Nguyên; Giải phápcải tạo đất bazan bằng puzolan tự nhiên làm giảm lượng dùng xi măng,tận dụng được vật liệu đất tại chỗ và sử dụng được nguồn puzolan tựnhiên dồi dào nhưng thiếu hướng tiêu thụ tại địa phương, góp phầngiảm giá thành xây dựng kết cấu chống thấm và thúc đẩy phát triểnkinh tế địa phương.6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN- Làm sáng tỏ được định lượng sự hình thành chất keo CSH, CASH làmtăng cường độ, độ kết dính và giảm hệ số thấm của đất cải tạo puzolantự nhiên, xi măng và vôi thông qua mô hình nhiệt động lực học. 3- Đề xuất được cấp phối đất bazan cải tạo bằng puzolan tự nhiên, ximăng và vôi P10C5L4 đạt yêu cầu làm kết cấu tường nghiêng chốngthấm đập đất ở Tây Nguyên.7. NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án có 4 chương, ngoài phần mở đầu và kết luận, được minhhọa bởi 44 bảng biểu, 82 hình vẽ và đồ thị, 7 công trình nghiên cứu liênquan đã công bố, 142 tài liệu tham khảo và phần phụ lục. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM ĐẬP ĐẤT VÀ CẢI TẠO ĐẤT BẰNG CHẤT KẾT DÍNH1.1 Thấm qua đập đất thuộc vùng Tây Nguyên1.1.1 Đập đất ở Tây Nguyên Theo đánh giá chung về an toàn đập đất vừa và nhỏ tại Tây Nguyênthì trong tổng số 732 đập được thống kê có đến 118 đập bị sự cố, sự cốdo thấm chiếm gần 29% [45]. Tổng hợp các công trình hồ, đập, trạmbơm ở Tây Nguyên được thể hiện ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: