Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ chế bồi, xói và đề xuất giải pháp chỉnh trị khu vực cửa lấp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.10 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận án nhằm làm rõ được nguyên nhân, cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng đến bồi lấp luồng tàu, sạt lở bờ biển; đề xuất được giải pháp KH-CN khả thi cho việc ổn định luồng tàu, bảo vệ và tôn tạo bờ biển đang bị sạt lở ở khu vực Cửa Lấp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ chế bồi, xói và đề xuất giải pháp chỉnh trị khu vực cửa lấp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN VĂN GIÁPNGHIÊN CỨU CƠ CHẾ BỒI, XÓI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỈNH TRỊ KHU VỰC CỬA LẤP TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy Mã số: 62-58-40-01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2015Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thủy lợiNgười hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Nguyễn Trung ViệtNgười hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Trương Văn BốnPhản biện 1: PGS.TS. Phùng Đăng HiếuPhản biện 2: GS.TS. Trần Đình HợiPhản biện 3: GS.TS. Lương Phương HậuLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường tại:Có thể tìm hiểu luận án tại các thư viện: - Thư viện Quốc Gia; - Thư viện Trường Đại học Thủy lợi. MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của luận ánCửa sông và bờ biển ngày càng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của đấtnước nói chung và kinh tế biển nói riêng. Ở nước ta, với 95 cửa sông được thốngkê cho thấy mỗi cửa sông đổ vào các vùng biển rất khác nhau về điều kiện tựnhiên, diễn biến tại các cửa sông là rất đa dạng. Nhìn chung các cửa sông ở ViệtNam đều gây trở ngại lớn cho chạy tàu, kể cả tàu cá 40CV. Vì vậy, yêu cầu nghiêncứu về cửa sông ngày càng cấp thiết và có yêu cầu cao về mức độ hiện đại. Trongnhững năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về cửa sông nói chung, tuy nhiên,ngoài một số quy luật chung có tính vĩ mô, vùng miền, mỗi cửa sông đều là mộttrường hợp cá biệt cần nghiên cứu, không thể áp dụng những giải pháp chunggiống nhau. Riêng Cửa Lấp, cho đến nay đã có một số nghiên cứu, nhưng vấn đềxác định nguyên nhân và cơ chế xói, bồi làm cơ sở khoa học đáng tin cậy chogiải pháp chỉnh trị và cải tạo Cửa Lấp hiện vẫn được coi là vấn đề cơ bản nhấtcần giải quyết để bảo đảm công trình có hiệu quả kỹ thuật, phù hợp với yêu cầucảnh quan của thành phố du lịch, khả thi về kinh tế. Vì vậy, đề tài luận án có tínhcấp thiết về cả khoa học cửa sông nói chung và cả thực tiễn Cửa Lấp nói riêng.2. Mục tiêu nghiên cứuLàm rõ được nguyên nhân, cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng đến bồi lấp luồng tàu,sạt lở bờ biển; Đề xuất được giải pháp KH-CN khả thi cho việc ổn định luồngtàu, bảo vệ và tôn tạo bờ biển đang bị sạt lở ở khu vực Cửa Lấp.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu: Vùng biển và cửa sông khu vực Cửa Lấp.Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nội dung: Tập trung vào hai vấn đề liên quan đếnsạt lở bờ biển và bồi lấp luồng tàu; phạm vi không gian: Luồng tàu từ cảng cáPhước Tỉnh ra đến độ sâu thiết kế cho tàu 1100CV; phía Đông đến bãi biển LongHải, phía Tây đến bờ biển khu vực phường 11, phường 12, Thành phố Vũng Tàu. 14. Nội dung nghiên cứuCơ chế tác động của sóng và dòng chảy đối với diễn biến hình thái Cửa Lấp; cơchế bồi lắng trở lại luồng tàu do chạy tàu gây ra; bố trí không gian hệ thống côngtrình chỉnh trị.5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu5.1. Cách tiếp cậnLuận án có cách tiếp cận đối tượng từ những yêu cầu của các ngành kinh tế - xãhội, môi trường có kế thừa từ các đề tài KH-CN và mang tính hiện đại phù hợpvới điều kiện ở Việt Nam, trong đó có sự tham gia của nghiên cứu sinh và từ cácdự án đầu tư đã tiến hành đang được thẩm định. Tác giả coi trọng việc tiếp cậnhiện trường để thu thập những tài liệu, hình ảnh, ý tưởng qua các cuộc phỏng vấnngười dân và các cán bộ địa phương. Trong quá trình nghiên cứu, việc tiếp cậncác kiến thức và thành tựu khoa học trên thế giới và trong nước có vai trò lớntrong triển khai tư duy của luận án, trong đó việc tiếp cận các mô hình toán cómã nguồn mở được quan tâm đặc biệt. Luận án liên quan một phần quan trọngđến luồng tàu và phương tiện vận tải thủy, việc tiếp cận kiến thức cơ bản, quytrình, quy phạm về giao thông thủy, đến kết cấu tàu thuyền... là không thể thiếu.5.2. Phương pháp nghiên cứuTừ các cách tiếp cận trên, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:Phương pháp phân tích thống kê; phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứuđã có; phương pháp khảo sát, điều tra và đo đạc thực địa vùng nghiên cứu;phương pháp mô hình toán để triển khai các bước tính toán, viết chương trìnhphần mềm đưa vào các mô hình lớn đã có, tạo thành một ứng dụng mới.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn6.1. Ý nghĩa khoa họcKhu vực cửa sông Cửa Lấp có hướng sóng tác động xiên góc với bờ biển, dòngchảy tổng hợp có chế độ động lực phức tạp, luồng tàu Cửa Lấp thường xuyên bịbồi lấp nghiêm trọng, gây trở ngại cho tàu ra vào cảng cá. Làm rõ cơ chế này sẽcó giải pháp tác động thích hợp để cải thiện tình hình. Đồng thời, nghiên cứu 2cũng nhằm đánh giá tác động của việc chạy tàu đối với bồi lấp trở lại luồng tàu.Qua kết quả nghiên cứu về trường thủy thạch động lực để lựa chọn tuyến luồng,chuẩn tắc luồng tàu, thiết kế luồng tàu và công trình bảo vệ luồng tàu.6.2. Ý nghĩa thực tiễnCửa Lấp hiện đang tồn tại ba vấn đề lớn cần giải quyết đó là: Sạt lở bờ biển vàbãi tắm; bồi lấp luồng tàu; ô nhiễm môi trường. Do vậy giải quyết tốt ba vấn đềtrên cho khu vực Cửa Lấp có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển bền vững kinhtế - xã hội cho tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Luận án này lấy Cửa Lấp làm đối tượngnghiên cứu góp phần giải quyết một số vấn đề đang có tính thời sự cấp thiết đó.7. Cấu trúc của luận ánNgoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận án gồm 4 chương:Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về cửa sông.Chương 2: Cơ sở lựa chọn mô hình thủy thạch động lực cho khu vực Cửa Lấp.Chương 3: Nghiên cứu chế độ thủy động lực học và bồi, xói khu vực Cửa Lấp.Chương 4: Ứng dụng kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả kỹ thuật giải phápchỉnh trị Cửa Lấp. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: