Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu hiệu quả giảm sóng của kết cấu đê dạng bản nghiêng trên nền cọc trong công trình bảo vệ bờ biển

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.76 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu hiệu quả giảm sóng của kết cấu đê dạng bản nghiêng trên nền cọc trong công trình bảo vệ bờ biển" nhằm để có thể ứng dụng được loại kết cấu đê bản nghiêng có vấu kết hợp khuyết lõm giảm sóng trên nền cọc cần tiến hành nghiên cứu tương tác giữa sóng và đê để từ đó làm rõ được các đặc trưng thủy động lực khi sóng tác động lên mái nghiêng của đê.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu hiệu quả giảm sóng của kết cấu đê dạng bản nghiêng trên nền cọc trong công trình bảo vệ bờ biển BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỖ MINH ĐẠT NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ GIẢM SÓNG CỦA KẾT CẤU ĐÊ DẠNG BẢN NGHIÊNG TRÊN NỀN CỌC TRONG CÔNG TRÌNH BẢO VỆ BỜ BIỂN Ngành : KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐẶC BIỆT Mã số : 9580206 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI – 2023 Công trình được bảo vệ tại Trường Đại học Giao thông vận tải Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Nguyễn Viết Thanh Người hướng dẫn khoa học 2: PGS. TS. Phùng Đăng Hiếu Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại: Trường Đại học Giao thông vận tải vào ngày tháng năm 2023. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia; - Thư viện Trường Đại học Giao thông vận tải. 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Nghiên cứu phát triển các loại khác của kết cấu đê chắn sóng ngày càng được khuyến khích để tối ưu hóa việc sử dụng các vật liệu, cung cấp các giải pháp thân thiện với môi trường sinh thái để giải quyết cho các vấn đề về kỹ thuật bờ biển. Việc nghiên cứu lựa chọn các loại hình kết cấu công trình có độ bền cao, hiệu quả kinh tế trong khai thác là rất cần thiết. Đặc biệt đối với công trình bảo vệ bờ biển. Đê dạng bản nghiêng trên nền cọc có cấu tạo đơn giản, có ưu điểm là cho phép dòng chảy lưu thông tốt phía dưới dẫn đến ít làm cản trở trao đổi nước của môi trường, chi phí vật liệu giảm và thường khá hiệu quả khi được xây dựng cho các khu vực có nền đất yếu, công nghệ thi công không quá phức tạp. Loại hình kết cấu này là tiềm năng cho việc xây dựng các công trình bảo vệ bờ biển và hải đảo ở nước ta. Đề tài hướng tới việc nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình vật lý bằng máng sóng về tương tác giữa sóng và kết cấu đê bản nghiêng. Đây là hướng nghiên cứu có ý nghĩa khoa học nhằm xác định các thông số của mặt cắt ngang đê bản nghiêng cũng như làm rõ các đặc trưng thủy động lực khi sóng tương tác với đê. Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở tin cậy để có thể áp dụng kết cấu đê bản nghiêng trong xây dựng các công trình bảo vệ cảng và công trình bảo vệ bờ biển ở nước ta. 2 Mục đích nghiên cứu Để có thể ứng dụng được loại kết cấu đê bản nghiêng có vấu kết hợp khuyết lõm giảm sóng trên nền cọc cần tiến hành nghiên cứu tương tác giữa sóng và đê để từ đó làm rõ được các đặc trưng thủy động lực khi sóng tác động lên mái nghiêng của đê. Trên cơ sở nghiên cứu này, tiến hành đề xuất dạng kết cấu đê bản nghiêng trên nền cọc trong xây dựng công trình bảo vệ và ổn định bờ biển, bể cảng. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài tương tác giữa sóng và kết cấu đê chắn sóng dạng bản nghiêng trên nền cọc trong công trình bảo vệ bờ biển trong điều kiện của các chế độ sóng thí nghiệm được lựa chọn phù hợp với điều kiện nước ta. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu tương tác giữa sóng và kết cấu đê bản nghiêng bằng mô hình vật lý máng sóng. Không nghiên cứu đến độ bền của kết cấu, ảnh hưởng của nền cọc đến bản nghiêng. 4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4.1 Ý nghĩa khoa học Đề tài luận án hướng tới nghiên cứu giữa dạng kết cấu đê bản nghiêng trên nền cọc được tạo bởi bản nghiêng có bố trí vấu kết hợp với khuyết lõm tiêu giảm sóng có ý nghĩa khoa học 2 quan trọng góp phần làm sáng tỏ hơn các đặc trưng về truyền sóng, phản xạ sóng, phân tán năng lượng sóng của đê bản nghiêng. 4.2 Ý nghĩa thực tiễn Luận án đã cải tiến dạng đê bản nghiêng trên nền cọc truyền thống bằng cách bố trí thêm vấu và khuyết lõm để tiêu tán năng lượng sóng. Đây là giải pháp kết cấu có mặt cắt ngang kinh tế, kết cấu công trình ít ảnh hưởng tới môi trường. 5 Điểm mới của Luận án - Đã khảo cứu ảnh hưởng của một số tham số đầu vào cơ bản như mực nước; mái dốc bản nghiêng; chu kỳ sóng và độ dốc sóng tới sự thay đổi của các đặc trưng trưng thủy động lực gồm truyền sóng, phản xạ sóng và tiêu tán năng lượng sóng khi sóng tương tác với kết cấu đê bản nghiêng trên nền cọc có vấu kết hợp khuyết lõm tiêu giảm sóng. Đã xây dựng được một số mối quan hệ giữa độ dốc sóng với sóng truyền, sóng phản xạ, và tiêu tán năng lượng sóng. - Đã đề xuất khả năng ứng dụng kết cấu đê bản nghiêng trên nền cọc có vấu kết hợp khuyết lõm tiêu giảm sóng trong xây dựng công trình bảo vệ bờ biển nước ta. Đã đề xuất các đặc trưng kỹ thuật của kết cấu công trình bảo vệ bờ biển xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. 6 Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, luận án có bố cục 4 chương gồm: Chương 1 là tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: