Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ổn định trượt sâu của mố cầu trên móng nông bằng phương pháp cân bằng giới hạn tổng quát (GLEM)

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.22 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài "Nghiên cứu ổn định trượt sâu của mố cầu trên móng nông bằng phương pháp cân bằng giới hạn tổng quát (GLEM)" là phát triển phương pháp cân bằng giới hạn tổng quát (GLEM) xây dựng một phương pháp tính toán ổn định trượt sâu mố cầu trên móng nông dưới tác dụng của tải trọng tĩnh và tải trọng động trong cả giai đoạn thi công và giai đoạn khai thác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ổn định trượt sâu của mố cầu trên móng nông bằng phương pháp cân bằng giới hạn tổng quát (GLEM) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI _____________________________ Soukha YAKOSHI NGHIÊN CỨU ỔN ĐỊNH TRƯỢT SÂU CỦAMỐ CẦU TRÊN MÓNG NÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP CÂN BẰNG GIỚI HẠN TỔNG QUÁT (GLEM) NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG CẦU HẦM MÃ SỐ: 9580205 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, NĂM 2023 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Giao Thông Vận tải Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Lương Xuân Bính 2. PGS. TS Nguyễn Phương Duy Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá Cấp Trường họp tại Trường Đại học Giao thông Vận tải ngày...… tháng … năm 2023Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia, Hà Nội, - Thư viện Trường Đại học Giao Thông Vận tải 1 MỞ ĐẦU1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, thường xảy ra các sự cố mất ổn định trượt sâu mố cầukể cả trong giai đoạn khai thác cũng như trong giai đoạn thi công dẫn đến hư hại côngtrình cầu, gây thiệt hại lớn đến kinh tế - xã hội. Có thể thấy rằng bài toán ổn định trượtsâu mố cầu cần thiết được tiếp tục nghiên cứu phát triển các phương pháp tính toán saocho đảm bảo an toàn ổn định cho mố cầu nói riêng, cho công trình cầu nói chung. Hiện nay, việc tính ổn định trượt sâu mố cầu ít được xem xét cụ thể do tính phứctạp của bài toán. Về cơ bản, bài toán ổn định trượt sâu mố cầu có thể dựa trên bài toánổn định mái dốc. Ở đó chủ yếu dựa trên hai nhóm phương pháp chính: Nhóm các phươngpháp cân bằng giới hạn và nhóm các phương pháp phân tích trạng thái ứng suất biếndạng. Đặc điểm chung của các phương pháp cân bằng giới hạn là chỉ xét sự làm việc củakết cấu trong trạng thái giới hạn mà không quan tâm đến quan hệ ứng suất - biến dạngtheo quá trình tác dụng của tải trọng. Do đó những phương pháp này khá đơn giản vàyêu cầu các tham số đầu vào khi tính toán thường là trọng lượng thể tích, lực dính vàgóc ma sát trong của đất. Đây là những thông số cơ bản của đất có thể được xác địnhbằng những thí nghiệm kinh điển trong Cơ học đất. Do vậy, ngày nay, các phương pháp cân bằng giới hạn vẫn được ứng dụng khá phổbiến trong việc giải quyết các bài toán ổn định mái dốc, sức chịu tải và áp lực đất. Trong nhóm các phương pháp cân bằng giới hạn thường giả định các mặt trượt làmặt phẳng, hoặc trụ tròn. Lăng thể trượt có thể được coi như là một cố thể hoặc cũng cóthể được chia nhỏ thành các mảnh (khối) với mặt đáy của khối là mặt trượt, mặt giữacác mảnh là thẳng đứng, điều kiện trượt chỉ thỏa mãn trên mặt đáy của mỗi mảnh (khối). Tuy nhiên, theo lời giải của Sokolovsky thì khi đạt đến trạng thái giới hạn, tronglăng thể trượt xuất hiện hai họ đường trượt xiên góc với nhau. Nếu quan niệm như cácphương pháp cân bằng giới hạn thông thường thì mới chỉ xét được một họ đường trượtmà thôi. Để khắc phục nhược điểm này, Enoki và các tác giả khác đã đề xuất phươngpháp cân bằng giới hạn tổng quát (Generalized Limit Equilibrium Method – GLEM).Theo phương pháp này, lăng thể trượt được rời rạc hóa thành các khối con, trong đó mặtđáy của các khối con là các mặt trượt, đồng thời mặt giữa của các khối cũng là mặt trượt.Điều đó có nghĩa là điều kiện trượt thỏa mãn trên cả mặt đáy và mặt giữa các khối, tứclà cả hai họ đường trượt đã được xét đến. Do mặt trượt chính được hình thành từ mặtđáy của các khối con nên mặt trượt có thể có dạng tổng quát chứ không nhất thiết phảilà phẳng hay trụ tròn. Do đó, phương pháp GLEM cho thấy những ưu điểm nhất địnhso với các phương pháp cân bằng giới hạn khác. Trần Nhật Thăng đã phát triển phương pháp cân bằng giới hạn tổng quát(Generalized Limit Equilibrium method – GLEM) để tính ổn định trượt sâu mố cầu trênmóng nông trong giai đoạn khai thác dưới tác dụng của tải trọng tĩnh. Trong phạm vi đề tài của luận án này, tác giả đi vào nghiên cứu phát triển phươngpháp cân bằng giới hạn tổng quát GLEM từ bài toán ổn định mái dốc với đề xuất đưakhối mố cầu vào lăng thể trượt và các yếu tố tải tương ứng với điều kiện làm việc củamố cầu thành bài toán tính ổn định trượt sâu mố cầu trên móng nông dưới tác dụng củatải trọng tĩnh và tải trọng động trong giai đoạn thi công và giai đoạn khai thác. Tên đềtài của luận án là “Nghiên cứu ổn định trượt sâu của mố cầu trên móng nông bằngphương pháp cân bằng giới hạn tổng quát (GLEM)”. 22. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của luận án là phát triển phương pháp cân bằng giới hạn tổng quát (GLEM)xây dựng một phương pháp tính toán ổn định trượt sâu mố cầu trên móng nông dưới tácdụng của tải trọng tĩnh và tải trọng động trong cả giai đoạn thi công và giai đoạn khai thác.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Mố cầu đặt trên móng nông. - Phạm vi nghiên cứu: Luận án chỉ xét ổn định trượt sâu mố cầu trên móng nôngchịu tác dụng của tải trọng tĩnh, tải trọng động trong giai đoạn thi công và giai đoạn khaithác với các giải thiết nghiên cứu sau đây: i) Đất ứng xử như vật liệu cứng-dẻo lý tưởng; ii)Đất nền trong phạm vi hai lớp đất là: lớp đất tự nhiên và đất đắp sau lưng mố; iii) Không xétđến sự thay đổi thể tích của đất; iv) Không xét đến ảnh hưởng của nước ngầm trong bài toánđộng đất; v) Không xét đến biến dạng của các khối trượt; vi) Chưa xét đến sự làm việc đồngthời của kết cấu nhịp và mố trụ cầu.4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp giữa phương pháp giải tích và tính toán số trên máy tính: - Phương pháp giải tích: Các phương pháp giải tích trong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: