Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ổn định và độ bền của khối phủ RAKUNA-IV xếp rối trên đê chắn sóng đá đổ

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.16 MB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu ổn định và độ bền của khối phủ RAKUNA-IV khi được xếp rối trên đê chắn sóng đá đổ thông qua các thí nghiệm trên mô hình vật lí trong máng sóng và mô phỏng bằng mô hình toán. Các kết quả nghiên cứu sau đó được ứng dụng cho công trình cụ thể, từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp cho công tác thiết kế, sản xuất và thi công các khối phủ RAKUNA-IV khi áp dụng cho các đê chắn sóng trong thực tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ổn định và độ bền của khối phủ RAKUNA-IV xếp rối trên đê chắn sóng đá đổBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN QUANG LƯƠNGNGHIÊN CỨU ỔN ĐỊNH VÀ ĐỘ BỀN CỦA KHỐI PHỦRAKUNA-IV XẾP RỐI TRÊN ĐÊ CHẮN SÓNG ĐÁ ĐỔ Ngành: Kỹ thuật Xây dựng Công trình Biển Mã số: 9 58 02 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2020Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thủy lợiNgười hướng dẫn khoa học: GS. TS. Thiều Quang TuấnPhản biện 1: PGS. TS. Phùng Đăng Hiếu - Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo - Bộ Tài nguyên và Môi trườngPhản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thắng - Trường Đại học Thủy lợiPhản biện 3: PGS. TS. Phạm Hiền Hậu - Trường Đại học Xây dựng Hà NộiLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại..............................................................................................................................................................................................................................................................vào lúc … giờ … ngày … tháng … năm …..Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Thủy lợi MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiCơ chế mất ổn định do hiện tượng các khối phủ bê tông bị xoay lắc dưới tác độngcủa sóng là một cơ chế thường gặp ở dạng khối phủ liên kết 2 lớp có hình dạngthanh mảnh và được xếp rối trên mái đê chắn sóng dạng đá đổ. Tuy nhiên, mộtđiều chưa được xem xét đó là các khối phủ bê tông cũng có thể bị nứt vỡ do giátrị ứng suất phát sinh trên bề mặt khi bị rung lắc, xoay chuyển và va chạm vàonhau dưới tác động của sóng và dòng chảy vượt quá cường độ hay giá trị độ bềncơ học cho phép của vật liệu chế tạo khối phủ. Hư hỏng kết cấu đối với một khốiphủ riêng rẽ có thể dẫn đến hiện tượng mất ổn định thủy lực phát triển dần trêntoàn bộ lớp phủ của đê chắn sóng đá đổ, đặc biệt ở những khu vực có độ sâu lớn,đặc biệt là đoạn đầu đê nằm ngoài vùng sóng vỡ. Do vậy, có thể thấy tầm quantrọng của việc xem xét thêm cả độ bền của khối phủ bên cạnh sự ổn định thủylực khi được xếp rối nhiều lớp trên mái đê chắn sóng dạng đá đổ nhằm tránh hiệntượng nứt vỡ và đảm bảo tính ổn định tổng thể của các khối phủ trong quá trìnhlàm việc.Trong xu thế phát triển chung trên thế giới, khối phủ RAKUNA-IV là dạng kếtcấu mới của Nhật Bản được phát minh bởi công ty Nikken Kogaku vào năm 2007(mã đăng ký bản quyền HRK-080001-VE, số hiệu 1343) và đã được ứng dụngcho 12 dự án khác nhau ở Nhật Bản trong giai đoạn từ 2008 đến 2009, gần đâylà các cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa) vào năm 2006, cảng Chân Mây (Thừa ThiênHuế) năm 2019 ở Việt Nam và sắp tới là các cảng Vân Phong và cảng Vĩnh Tân.Đã có một số nghiên cứu đã được tiến hành trước đây về khối phủ RAKUNA-IVnhưng mới chỉ tập trung vào ổn định thủy lực trong trường hợp xếp đều 2 lớptrên mái đê trong trường hợp sóng vỡ, chưa có nghiên cứu nào về ổn định củakhối phủ này trong trường hợp xếp rối dưới tác động của sóng không tràn (đỉnhđê cao so với mực nước) và sóng chưa vỡ (khi đầu đê nằm ở khu vực có độ sâulớn), đặc biệt là chưa có nghiên cứu nào về độ bền của khối phủ này khi bị vađập do chuyển động xoay lắc trong quá trình làm việc. 12. Mục tiêu nghiên cứuNghiên cứu ổn định và độ bền của khối phủ RAKUNA-IV khi được xếp rối trênđê chắn sóng đá đổ thông qua các thí nghiệm trên mô hình vật lí trong máng sóngvà mô phỏng bằng mô hình toán. Các kết quả nghiên cứu sau đó được ứng dụngcho công trình cụ thể, từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp cho công tác thiếtkế, sản xuất và thi công các khối phủ RAKUNA-IV khi áp dụng cho các đê chắnsóng trong thực tế.Vì những lý do nêu trên tác giả đã luận án đã chọn đề tài “Nghiên cứu ổn định vàđộ bền của khối phủ RAKUNA-IV xếp rối trên đê chắn sóng đá đổ” mang tínhcấp bách, thời sự và rất thiết thực.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứuKhối phủ RAKUNA-IV xếp rối trên đê chắn sóng đá đổ trong điều kiện sóngkhông tràn và không vỡ.3.2 Phạm vi nghiên cứuỔn định và độ bền của khối phủ RAKUNA-IV được xếp rối 2 lớp ở mái phíabiển của đê chắn sóng đá đổ trong điều kiện sóng không tràn và không vỡ;4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứuĐể giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ đã nêu ở trên, luận án đã sử dụng các phươngpháp nghiên cứu như sau: phương pháp thống kê; phương pháp thí nghiệm môhình vật lý trong máng sóng; phương pháp sử dụng mô hình toán; phương phápchuyên gia.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn5.1 Ý nghĩa khoa họcLuận án đã tiến hành nghiên cứu thông qua các thí nghiệm trên mô hình vật lýđể nghiên cứu ổn định thủy lực và độ bền của khối phủ RAKUNA-IV ở mái đê 2phía biển về mặt thủy lực trong trường hợp xếp rối 2 lớp trong điều kiện sóngkhông tràn và không vỡ. Ngoài ra, luận án cũng đã kết hợp cả mô hình toán dạngphần tử hữu hạn để nghiên cứu về độ bền của khối phủ RAKUNA-IV khi bị xoaylắc trên mái đê dưới tác động của sóng.5.2 Ý nghĩa thực tiễnCác kết quả nghiên cứu của luận án về ổn định và độ bền trong các điều kiện thicông và làm việc thực tế, đặc biệt là khu vực có độ sâu lớn, có thể sẽ là tài liệutham khảo, kết hợp với các tiêu chuẩn thiết kế để áp dụng trong thiết kế, tư vấncho đê chắn sóng đá đổ sử dụng khối phủ RAKUNA-IV trong thực tế nhằm nângcao hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, đồng thời giảm chi phí khắc phục hay sửa chữađối với đê chắn sóng trong thời gian làm việc.6. Cấu trúc của luận ánNgoài các phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận án bao gồm 04 chương nhưsau:CHƯƠNG 1: Tổng quan về khối phủ bê tông bảo vệ cho đê chắn sóng đá đổ;CH ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: