Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu sự lan truyền của sóng nổ trong nước và tương tác của sóng nổ đối với chướng ngại công trình

Số trang: 30      Loại file: docx      Dung lượng: 1.92 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (30 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận án: Nghiên cứu khai thác cơ sở lý thuyết chung của quá trình lan truyền sóng nổ trong môi trường nước và tương tác của sóng nổ với chướng ngại có một số hình dạng khác nhau; trên cơ sở lý thuyết đưa ra, tiến hành xây dựng chương trình tính toán, khảo sát số và tìm ra qui luật của quá trình tương tác của sóng xung kích nhiễu xạ tổng hợp tác dụng lên các dạng chướng ngại công trình dưới nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu sự lan truyền của sóng nổ trong nước và tương tác của sóng nổ đối với chướng ngại công trình BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO   BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ Tô Đức Thọ NGHIÊN CỨU SỰ LAN TRUYỀN CỦA SÓNG NỔ TRONG NƯỚC VÀ TƯƠNG TÁC CỦA SÓNG NỔ ĐỐI VỚI CHƯỚNG NGẠI CÔNG TRÌNH Chuyên ngành: Cơ kỹ thuật Mã số: 62.52.01.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI ­ 2016 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ ­ BỘ QUỐC PHÒNG Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Vũ Đình Lợi 2. PGS. TS Đàm Trọng Thắng Phản biện 1: GS. TS Nguyễn Quang Phích 2 Phản biện 2: PGS. TS Phạm Đức Hùng Phản biện 3: TS Nguyễn Duy Túy Luận án sẽ  được bảo vệ  trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện theo Quyết  định số  624/QĐ­HV ngày 03 tháng  3 năm 2016 của Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự, họp tại Học viện Kỹ  thuật Quân sự vào hồi: …..  giờ ……ngày …...tháng …. năm ….. Có thể tìm hiểu luận án tại: ­ Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự ­ Thư viện Quốc gia 2 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài:  Từ  thực tiễn yêu cầu phát triển kinh tế  biển gắn liền với bảo  vệ chủ quyền biển đảo của Tổ  quốc  đã đặt ra việc xây dựng công  trình đáp ứng được đủ các yêu cầu về chịu được các dạng tải trọng   đặc biệt, trong đó có tác dụng của nổ  dưới nước do bom đạn khi   chiến tranh xảy ra… Để  giải quyết được các vấn đề  này cần phải  nghiên cứu và hiểu sâu sắc về  điểm còn tồn tại trong vấn đề  nổ  dưới nước:  ảnh hưởng của các điều kiện địa chất nền đáy khác  nhau đến các thông số  trên mặt sóng; môi trường nước chưa được  thử  nghiệm  ở  nước mặn;  ảnh hưởng của hình dạng chướng ngại,   công trình dưới tác động của sóng nổ  dưới nước;  ảnh hưởng qui  luật nhiễu xạ sóng khi sóng tới gặp chướng ngại; giải pháp bảo lệ  lâu dài các công trình biển dưới tác dụng của sóng nổ dưới nước… Vì vậy đề  tài luận án  “Nghiên cứu sự  lan truyền của sóng nổ   trong nước và tương tác của sóng nổ  đối với chướng ngại công   trình” là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Mục tiêu của luận án:  ­ Nghiên cứu khai thác cơ  sở  lý thuyết chung của quá trình lan  truyền sóng nổ trong môi trường nước và tương tác của sóng nổ với  chướng ngại có một số hình dạng khác nhau; ­ Trên cơ sở lý thuyết đưa ra, tiến hành xây dựng chương trình   tính toán, khảo sát số  và tìm ra qui luật của quá trình tương tác của  sóng xung kích nhiễu xạ  tổng hợp tác dụng lên các dạng chướng  ngại công trình dưới nước; ­ Đề  xuất giải pháp làm suy giảm sóng xung kích tác dụng vào  chướng ngại công trình, nhằm nâng cao khả  năng chịu tải trọng nổ  dưới nước cho chướng ngại công trình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án:  Trong luận án tập trung nghiên cứu quá trình lan truyền sóng nổ  dưới nước và tương tác của sóng nổ  nhiễu xạ tổng hợp lên chướng  ngại dưới nước với một số hình dạng khác nhau. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lý thuyết kết hợp với thực nghiệm số  trên máy  tính và thử nghiệm ngoài thực địa. Về lý thuyết sử dụng các phương  4 pháp giải tích, phân tích, tổng hợp và phương pháp số. Phương pháp  số sử dụng trong luận án là giải tích phân số dựa trên lý thuyết thủy  động lực học nổ, kết hợp với phương pháp PTHH nhờ  sử  dụng  phần mềm   Autodyn.  Về  thực  nghiệm  sử  dụng  phương  pháp mô  hình, tương đương, thống kê. 5. Luận điểm bảo vệ: ­ Luận điểm 1: Các bài toán tác dụng của sóng nổ lên các dạng   chướng ngại tiêu biểu đều có thể  giải được bằng việc sử  dụng lý   thuyết nhiễu xạ sóng nổ. ­ Luận điểm 2: Trên các dạng chướng ngại, sự  phân bố  tải  trọng, các điểm nguy hiểm chịu tải trọng lớn và vùng bề mặt khuất   do sóng nổ  tác dụng lên chướng ngại  hoàn toàn có thể  xác định   được. ­ Luận điểm 3: Trong điều kiện địa chất, môi trường nước  ở  một số  đảo thuộc quần đảo Trường Sa, có thể  xây dựng được hệ  thống công thức thực nghiệm xác định tham số  sóng nổ  dưới nước  phù hợp với các yếu tố với môi trường, địa chất…của đảo. ­ Luận điểm 4: Khi sử  dụng các vật liệu có tác dụng giảm  chấn, hấp thụ sóng cho phép giảm 26,23 ÷ 34,55 % giá trị sóng xung   kích tác dụng lên chướng ngại. 6. Cấu trúc của luận án:  Luận án bao gồm phần mở  đầu, 4 chương, kết luận, tài liệu  tham khảo và phụ  lục. Trong đó có 138 trang thuyết minh, 36 bảng,   102 hình vẽ, đồ thị và 65 tài liệu tham khảo. Mở đầu: Trình bày tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của   đề tài luận án. Chương 1: Tổng quan công tác nổ dưới nước Chương 2: Cơ sở lý thuyết về nổ trong môi trường nước và tương   tác của sóng nổ đối với chướng ngại. Chương 3:  Nghiên cứu nhiễu xạ  sóng và tải trọng do sóng xung  kích trong nước tác động lên chướng ngại. Chương 4: Nổ thực nghiệm trong môi trường nước biển. Kết luận: Trình bày những đóng góp mới của luận án và kiến nghị. Chương 1: TỔNG QUAN 5 Tổng quan về  công tác nổ  dưới nước để  thấy được sự  phát   triển trong thời gian qua của nổ dưới nước trên thế  giới nói chung,  tình hình nghiên cứu  ở nước ta nói riêng và các vấn đề  đang đặt ra  hiện nay đối với mảng nghiên cứu này. 1.1. Phân loại các dạng nổ dưới nước Với sự  tiến bộ  của khoa học kỹ  thuật, việc  ứng dụng năng   lượng nổ dưới nước đã được sử dụng rộng rãi không chỉ trong quân  sự  mà còn trong rất nhiều ngành kinh tế quốc dân, với các dạng nổ  khác nhau. Để  thuận tiện trong tính toán, nghiên cứu và sử  dụng,  cần tiến hành phân loại dạng lượng nổ hay dạng nổ: Theo vị  trí bố  trí lượng nổ; Theo mục đích  ứng dụng; Theo dạng   tính chất khác nhau về  tác dụng cơ   ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: