Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tác động của các hoạt động nạo vét khai thác cát đến sự biến đổi dòng chảy, bùn cát, lòng dẫn ở đoạn sông phân lạch trên sông Cửu Long

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.66 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc trưng dòng chảy, bùn cát và hình thái lòng dẫn của đoạn sông phân lạch đơn, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc định hướng các giải pháp chỉnh trị đoạn sông phân lạch đơn; nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động nạo vét khai thác cát đến chế độ thủy lực dòng chảy và diễn biến hình thái ở đoạn sông phân lạch đơn, làm cơ sở đề xuất kỹ thuật nạo vét và khai thác cát hợp lý, hiệu quả và đảm bảo sự ổn định chung cho toàn đoạn sông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tác động của các hoạt động nạo vét khai thác cát đến sự biến đổi dòng chảy, bùn cát, lòng dẫn ở đoạn sông phân lạch trên sông Cửu LongBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM  HỒ VIỆT CƯỜNG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNGNẠO VÉT KHAI THÁC CÁT ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI DÒNG CHẢY, BÙN CÁT, LÒNG DẪN Ở ĐOẠN SÔNG PHÂN LẠCH TRÊN SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy Mã số: 62–58–02–02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI – NĂM 2015Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAMNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Lê Mạnh Hùng 2. PGS.TS Nguyễn Ngọc Quỳnh Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Bá Quỳ Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Trung Việt Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Đình LươngLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp ViệnHọp tại Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam171 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nộivào hồi .…. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm 2015Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Hà Nội- Thư viện Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam 1 MỞ ĐẦU0.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Trên các sông vùng ĐBSCL hiện có rất nhiều đoạn sông phân lạch, nhữngbiến đổi về dòng chảy và diễn biến hình thái của chúng đã gây ra nhiều ảnh hưởngxấu tới đời sống, môi trường của người dân trong vùng. Điển hình nhất là các đoạnphân lạch khu vực cù lao Ông Hổ (sông Hậu), cù lao Long Khánh (sông Tiền), cùlao An Bình (sông Cổ Chiên), cù lao Đồng Phú (sông Tiền),… Trong những nămqua, biến động lòng dẫn và sự phát triển mạnh của lạch chính trên các đoạn sôngnày làm xói sâu lòng dẫn và thường xuyên gây sạt lở, nhiều nhà cửa, đường giaothông, công trình và cơ sở hạ tầng ven sông bị sụp đổ xuống sông, gây ra các thiệthại rất nặng nề. Ngược lại, trên các lạch phụ, hiện tượng bồi lấp và hình thành cáccù lao, bãi nổi mới gây tắc nghẽn thoát lũ, cản trở giao thông thủy, ngập lụt, ônhiễm môi trường và về lâu dài có nguy cơ sẽ bị lấp lạch. Ở Việt Nam mặc dù hoạt động khai thác cát trên sông, nhất là khai thác cát ởcác đoạn sông phân lạch đang rất sôi động, song cho đến nay vẫn chưa có mộtnghiên cứu chuyên sâu về ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát tới chế độ thủyđộng lực dòng chảy, bùn cát, để phục vụ cho việc chỉnh trị ổn định lâu dài đoạnsông phân lạch. Với yêu cầu của thực tiễn cần ổn định các đoạn sông phân lạch, cũng nhưnhu cầu về khai thác cát để phục vụ các ngành kinh tế xã hội. NCS đã lựa chọn đềtài luận án “Nghiên cứu tác động của các hoạt động nạo vét khai thác cát đến sựbiến đổi dòng chảy, bùn cát, lòng dẫn ở đoạn sông phân lạch trên sông CửuLong” mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào lĩnh vực chỉnh trịsông, mà cụ thể là khai thác cát kết hợp với nạo vét để chỉnh trị đoạn sông phânlạch ở vùng ĐBSCL.0.2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN Hình thái dòng sông là sản phẩm của quá trình tương tác giữa dòng chảy vàlòng dẫn, với yếu tố trung gian là các quá trình vận chuyển và phân bố bùn cát.Nếu một trong những yếu tố trên thay đổi thì sẽ gây hiệu ứng làm thay đổi các yếutố khác. Khi khai thác cát kết hợp với nạo vét lòng sông ở đoạn sông phân lạch sẽlàm thay đổi hình dạng, kích thước mặt cắt,… và như vậy tỷ lệ phân lưu dòngchảy, chế độ thủy lực, bùn cát của đoạn sông phân lạch sẽ bị thay đổi theo. Luận ánsẽ nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố dòng chảy, yếu tố bùn cát với các đặctrưng hình thái của lòng dẫn trong điều kiện có sự ảnh hưởng của các hoạt độngnạo vét khai thác cát. Đây là một vấn đề mới, ở Việt Nam hiện chưa có đề tài luậnán nào đi sâu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh tỷlệ phân lưu dòng chảy, phân chia bùn cát vào các lạch của đoạn sông phân lạch.Qua đó xác định được quy mô khai thác cát, kết hợp nạo vét chỉnh trị nhằm điềuhòa dòng chảy, ổn định lòng dẫn cho đoạn sông. Đề tài nghiên cứu đề cập tới vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên (cátsông) kết hợp nạo vét, tạo lòng dẫn thông thoáng, đáp ứng yêu cầu thoát lũ, giaothông thủy,... Đồng thời giữ ổn định cho đoạn sông phân lạch (đoạn sông thườngkhông ổn định, luôn có sự tranh chấp giữa lạch chính và lạch phụ) là hết sức có ýnghĩa về mặt khoa học và mang tính ứng dụng thực tiễn cao. 20.3. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN  Mục đích nghiên cứu 1- Nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc trưng dòng chảy, bùn cát và hình tháilòng dẫn của đoạn sông phân lạch đơn. Từ đó làm cơ sở khoa học cho việc địnhhướng các giải pháp chỉnh trị đoạn sông phân lạch đơn. 2- Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các ho ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: