Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu thành phần loài sán lá song chủ (Digenea) ký sinh ở cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) nuôi tại Khánh Hòa

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 814.86 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm xác định được thành phần giống loài sán lá song chủ (Digenea) ký sinh trên cá chẽm (Lates calcarifer), đánh giá mối quan hệ di truyền của các KST này cùng mức độ nhiễm của KST ở cá chẽm nuôi và khả năng gây bệnh của các các loài sán song chủ đã phát hiện được. Từ đó đánh giá khả năng gây bệnh của các loài sán lá song chủ ở cá chẽm nuôi tại Khánh Hòa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu thành phần loài sán lá song chủ (Digenea) ký sinh ở cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) nuôi tại Khánh Hòa BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ------------oo0oo----------- NGUYỄN NGUYỄN THÀNH NHƠNNGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI SÁN LÁ SONG CHỦ (DIGENEA) KÝ SINH ỞCÁ CHẼM (LATES CALCARIFER BLOCH, 1790) NUÔI TẠI KHÁNH HÕA Ngành đào tạo: Nuôi trồng thủy sản Mã số: 62620301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Khánh Hòa – 2017Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học NhaTrangNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đỗ Thị Hòa 2. PGS.TS. Glenn Allan BristowPhản biện 1: PGS.TS. Vũ Ngọc ÖtPhản biện 2: TS. Nguyễn Thị Thanh ThủyPhản biện 3: TS. Nguyễn Hữu ThịnhLuận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấpcơ sở họp tại Trường Đại học Nha Trang vào hồi14 giờ ngày 20 tháng 12 năm 2016.Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Trường Đại học Nha Trang TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Đây là nghiên cứu đầy đủ về thành phần loài sán lásong chủ ký sinh ở cá chẽm nuôi bằng sự kết hợp giữa haiphương pháp: hình thái học và kỹ thuật sinh học phân tử.Kết quả đã phát hiện được 6 loài sán lá song chủ thuộc 5giống, 5 họ ký sinh ở cá chẽm nuôi thương phẩm tại tỉnhKhánh Hòa, Việt Nam. Đặc biệt nghiên cứu này đã xác định được loài sánPseudometadena celebesensis là ký sinh trùng đặc hữu trênvật chủ là cá chẽm; 2. Luận án đã đánh giá mối quan hệ di truyền giữa cácloài sán lá song chủ nội ký sinh trong cơ thể cá chẽm nuôi; 3. Lần đầu tiên tiến hành khảo sát vòng đời phát triển của 1loài sán lá song chủ Pseudometadena celebesensis có giaiđoạn trưởng thành ký sinh ở ruột của cá chẽm nuôi tại KhánhHòa. Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)PGS. TS. Đỗ Thị Hòa Nguyễn Nguyễn Thành Nhơn DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ1. Nguyễn Nguyễn Thành Nhơn, Võ Thế Dũng, Võ ThịDung, Glenn Allan Bristow, Đỗ Thị Hòa (2010), Thànhphần ký sinh trùng trên cá chẽm (Lates calcarifer Bloch,1790) nuôi ở Khánh Hòa. Tạp Chí Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, Số 6/2010, trang 59-63.ISSN: 0866-7020.2. Nguyễn Nguyễn Thành Nhơn, Đỗ Thị Hòa, Glenn AllanBristow, Phạm Thị Hạnh (2017), “Thành phần và mức độnhiễm sán lá song chủ trên cá chẽm (Lates calcarifer) nuôitại Khánh Hòa”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn, 6/2017, tr. 90-94.3. Nguyễn Nguyễn Thành Nhơn, Đỗ Thị Hòa, Đặng ThúyBình, Phạm Thị Hạnh, Trương Thị Oanh (2017), “Nghiêncứu mối quan hệ phát sinh loài của sán lá song chủ ký sinhtrên cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) nuôi tại KhánhHòa”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy sản, Trường Đạihọc Nha Trang, 2/2017, tr. 63-70. MỞ ĐẦU Cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) là đối tượng nuôi có giátrị kinh tế ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Á và TháiBình Dương. Từ năm 2005, nghề nuôi cá chẽm mới phát triển nhanhchóng ở một số tỉnh ven biển nước ta như Quảng Ninh, Hải Phòng,Khánh Hòa, Vũng Tàu. Hiện nay, cá chẽm được nuôi thương phẩmtrong ao hoặc nuôi lồng trên biển. Tuy nhiên, trong những năm qua nghề nuôi cá chẽm thườngxuyên gặp khó khăn do dịch bệnh. Ký sinh trùng (KST) là một trongnhững tác nhân gây bệnh nguy hiểm, gây tổn thất nhiều. Trong đó,sán lá song chủ ( Digenea) gây ra các bệnh trên cá là c á c KSTcó chu kỳ phát triển phức tạp, qua nhiều giai đoạn ấu trùng, đòi hỏicó từ 1-2 ký chủ trung gian trong vòng đời, giai đoạn trưởng thành kýsinh trùng này thường ký sinh trong các nội quan của cá như: máu,gan, mật, ruột, dạ dày…. , làm chậm sự tăng trưởng, ảnh hưởngđến chất lượng cũng như sản lượng cá nuôi. Hiện nay trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu địnhdanh phân loại đến giống loài của tác nhân gây bệnh ở cá (gồm vikhuẩn và KST) bằng phương pháp truyền thống kết hợp với kỹ thuậtsinh học phân tử, nhằm phân loại chính xác đến loài của các ký sinhtrùng này và xác định mối quan hệ di truyền giữa các loài. Tuy nhiên,dùng kỹ thuật sinh học phân tử để phân loại đến giống loài của tácnhân gây bệnh như KST ở cá là lĩnh vực còn mới ở Việt Nam. Xuất phát từ thực tế như trên, tôi đã được cở sở đào tạo cho phépthực hiện đề tài nghiên cứu luận án “Nghiên cứu thành phần loàisán lá song chủ (Digenea) ký sinh ở cá chẽm (Lates calcariferBloch, 1790) nuôi tại Khánh Hòa”. 1 Mục tiêu: Xác định được thành phần giống loài sán lá song chủ(Digenea) ký sinh trên cá chẽm (Lates calcarifer), đánh giá mối quanhệ di truyền của các KST này cùng mức độ nhiễm của KST ở cáchẽm nuôi và khả năng gây bệnh của các các loài sán song chủ đãphát hiện được. Từ đó đánh giá khả năng gây bệnh của các loài sán lásong chủ ở cá chẽm nuôi tại Khánh Hòa. Nội dung nghiên cứu: 1. Xác định thành phần sán lá song chủ ký sinh ở cá chẽm nuôi tạiKhánh Hòa. 2. Phân loại và xác định mối quan hệ di truyền các loài sán lá songchủ ký sinh trên cá chẽm nuôi ở Khánh Hòa bằng kỹ thuật sinh họcphân tử. 3. Xác định mức độ nhiễm sán lá song chủ trên cá chẽm nuôi ởKhánh Hòa; 4. Khảo sát sự phát triển các giai đoạn ấu trùng của loài sánPseudometadena celebesensis ký sinh ở cá chẽm. Ý nghĩa của luận án - Ý nghĩa khoa học: Đây là nghiên cứu đầy đủ về thành phầngiống loài, mức độ nhiễm và mối quan hệ di truyền của các loài sánlá song chủ ký sinh ở cá chẽm (Lates calcarifer) nuôi thương phẩmtại Khánh Hòa và làm cơ sở cho việc phát triển, mở rộng nghiên cứutrên các loài ký sinh trùng khác. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài này làm cơ sởđể đưa ra biện pháp phòng bệnh do sán lá song chủ gây ra trongnghề nuôi cá chẽm. 2 Điểm mới của luận án: - Đây là nghiên cứu đầy đủ về thành phần loài sán lá song chủ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: