Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tích lũy cadimi trong lúa gạo trồng trên đất phù sa đồng bằng sông Hồng
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 474.65 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của luận án "Nghiên cứu tích lũy cadimi trong lúa gạo trồng trên đất phù sa đồng bằng sông Hồng" là cung cấp cơ sở khoa học về ảnh hưởng của hàm lượng Cd trong nước tưới ô nhiễm đến sinh trưởng, tích luỹ Cd trong lúa gạo và đề xuất giải pháp giảm thiểu tích luỹ Cd trong gạo làm cơ sở để quản lý chất lượng lúa gạo an toàn ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tích lũy cadimi trong lúa gạo trồng trên đất phù sa đồng bằng sông Hồng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI VŨ THỊ KHẮC NGHIÊN CỨU TÍCH LŨY CADIMI TRONG LÚA GẠO TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Ngành: Môi trường đất và nước Mã số: 9440303 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2023 i Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thủy lợi Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Hằng Nga Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Đinh Thị Lan Phương Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Ngọc Minh – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS Cao Việt Hà – Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương – Trường Đại học Thủy Lợi Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... vào lúc giờ ngày tháng năm 2023. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Thủy lợi ii MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Lúa gạo là một trong những loại lương thực quan trọng của một phần dân số trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vựa lúa lớn thứ hai cả nước có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ cung cấp lương thực trong nước và xuất khẩu. Diện tích canh tác lúa của đồng bằng sông Hồng trong những năm gần đây đang bị thu hẹp do hoạt động đô thị hoá, công nghiệp hoá. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường nước và đất ảnh hưởng tới chất lượng gạo và gây nhiều áp lực cho lúa gạo đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Do đó, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm lúa gạo là giải pháp cần thiết đối với ngành nông nghiệp của vùng. Trước thực trạng phát triển công nghiệp và đô thị hóa, vùng đồng bằng sông Hồng đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm nước trên các hệ thống thủy lợi, tích lũy kim loại nặng trong đất và nông sản [1]. Trong khi, các hệ thống thủy lợi lớn như sông Nhuệ, sông Cầu Bây, Bắc Hưng Hải… hàng ngày phải tiếp nhận nước thải từ công nghiệp và sinh hoạt, dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng trong đó có Cd, nhưng các hệ thống này lại đang cung cấp nước tưới trực tiếp cho hàng triệu ha đất canh tác tại vùng đồng bằng sông Hồng. Kết quả khảo sát Cd trong lúa gạo tại một số địa điểm ở miền Bắc đã phát hiện thấy Cd có mặt trong gạo tại một số vùng. Bên cạnh đó, kết quả phân tích còn chỉ ra có sự khác biệt lớn về tích lũy Cd trong gạo giữa vùng trũng và vùng cao do nguyên nhân từ nước tưới ô nhiễm [1]. Dưới ảnh hưởng của nguồn nước tưới ngày càng ô nhiễm, Cd đã được tìm thấy trong đất nông nghiệp và lúa gạo ở nhiều nơi trong đó có đồng bằng sông Hồng. Trong đất, Cd thuộc nhóm kim loại có khả năng di động trong dịch đất cao hơn các kim loại nặng khác, đặc tính này dẫn đến Cd dễ dàng được thực vật hấp thụ qua hệ thống rễ và di chuyển đến các bộ phận khác nhau của cây sau đó tích lũy vào hạt [2]. Trong số các loài thực vật, lúa gạo là cây trồng có thể hấp thụ Cd dễ dàng qua rễ, dẫn đến Cd được tìm thấy trong gạo nhiều hơn so với các kim loại khác trong những vùng đất bị ô nhiễm [3]. 1 Cadmium (Cd) là kim loại rất độc hại đối với sức khoẻ con người và hệ sinh thái. Sự tích tụ Cd trong gạo tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe cho con người, khi một người ăn gạo bị nhiễm Cd liên tục có thể dung nạp tới 20–40 μg Cd mỗi ngày [4]. Sự tích tụ Cd đến một mức độ nào đó sẽ xuất hiện các triệu chứng ngộ độc Cd mãn tính, có thể bị mắc các bệnh liên quan đến tổn thương phổi, gan, thận, xương và các cơ quan sinh sản, đồng thời gây độc cho hệ miễn dịch và tim mạch [5]. Do đó việc nghiên cứu và áp dụng các giải pháp xử lý và hạn chế sự tích luỹ kim loại này vào lúa gạo để đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng là một nhiệm vụ cần thiết. Với những lí do trên, luận án tập trung nghiên cứu và đánh giá sự tích lũy Cd trong lúa trồng trên đất phù sa không được bồi hằng năm và các giải pháp giảm thiểu Cd trong hạt. Các kết quả của luận án sẽ cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc quản lý chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất lúa gạo chất lượng cao của Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Cung cấp cơ sở khoa học về ảnh hưởng của hàm lượng Cd trong nước tưới ô nhiễm đến sinh trưởng, tích luỹ Cd trong lúa gạo và đề xuất giải pháp giảm thiểu tích luỹ Cd trong gạo làm cơ sở để quản lý chất lượng lúa gạo an toàn ở Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: - Cung cấp cơ sở khoa học về ảnh h ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tích lũy cadimi trong lúa gạo trồng trên đất phù sa đồng bằng sông Hồng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI VŨ THỊ KHẮC NGHIÊN CỨU TÍCH LŨY CADIMI TRONG LÚA GẠO TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÙ SA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Ngành: Môi trường đất và nước Mã số: 9440303 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2023 i Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thủy lợi Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Hằng Nga Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Đinh Thị Lan Phương Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Ngọc Minh – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS Cao Việt Hà – Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương – Trường Đại học Thủy Lợi Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... vào lúc giờ ngày tháng năm 2023. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Thủy lợi ii MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Lúa gạo là một trong những loại lương thực quan trọng của một phần dân số trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vựa lúa lớn thứ hai cả nước có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ cung cấp lương thực trong nước và xuất khẩu. Diện tích canh tác lúa của đồng bằng sông Hồng trong những năm gần đây đang bị thu hẹp do hoạt động đô thị hoá, công nghiệp hoá. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường nước và đất ảnh hưởng tới chất lượng gạo và gây nhiều áp lực cho lúa gạo đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Do đó, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm lúa gạo là giải pháp cần thiết đối với ngành nông nghiệp của vùng. Trước thực trạng phát triển công nghiệp và đô thị hóa, vùng đồng bằng sông Hồng đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm nước trên các hệ thống thủy lợi, tích lũy kim loại nặng trong đất và nông sản [1]. Trong khi, các hệ thống thủy lợi lớn như sông Nhuệ, sông Cầu Bây, Bắc Hưng Hải… hàng ngày phải tiếp nhận nước thải từ công nghiệp và sinh hoạt, dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng trong đó có Cd, nhưng các hệ thống này lại đang cung cấp nước tưới trực tiếp cho hàng triệu ha đất canh tác tại vùng đồng bằng sông Hồng. Kết quả khảo sát Cd trong lúa gạo tại một số địa điểm ở miền Bắc đã phát hiện thấy Cd có mặt trong gạo tại một số vùng. Bên cạnh đó, kết quả phân tích còn chỉ ra có sự khác biệt lớn về tích lũy Cd trong gạo giữa vùng trũng và vùng cao do nguyên nhân từ nước tưới ô nhiễm [1]. Dưới ảnh hưởng của nguồn nước tưới ngày càng ô nhiễm, Cd đã được tìm thấy trong đất nông nghiệp và lúa gạo ở nhiều nơi trong đó có đồng bằng sông Hồng. Trong đất, Cd thuộc nhóm kim loại có khả năng di động trong dịch đất cao hơn các kim loại nặng khác, đặc tính này dẫn đến Cd dễ dàng được thực vật hấp thụ qua hệ thống rễ và di chuyển đến các bộ phận khác nhau của cây sau đó tích lũy vào hạt [2]. Trong số các loài thực vật, lúa gạo là cây trồng có thể hấp thụ Cd dễ dàng qua rễ, dẫn đến Cd được tìm thấy trong gạo nhiều hơn so với các kim loại khác trong những vùng đất bị ô nhiễm [3]. 1 Cadmium (Cd) là kim loại rất độc hại đối với sức khoẻ con người và hệ sinh thái. Sự tích tụ Cd trong gạo tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe cho con người, khi một người ăn gạo bị nhiễm Cd liên tục có thể dung nạp tới 20–40 μg Cd mỗi ngày [4]. Sự tích tụ Cd đến một mức độ nào đó sẽ xuất hiện các triệu chứng ngộ độc Cd mãn tính, có thể bị mắc các bệnh liên quan đến tổn thương phổi, gan, thận, xương và các cơ quan sinh sản, đồng thời gây độc cho hệ miễn dịch và tim mạch [5]. Do đó việc nghiên cứu và áp dụng các giải pháp xử lý và hạn chế sự tích luỹ kim loại này vào lúa gạo để đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng là một nhiệm vụ cần thiết. Với những lí do trên, luận án tập trung nghiên cứu và đánh giá sự tích lũy Cd trong lúa trồng trên đất phù sa không được bồi hằng năm và các giải pháp giảm thiểu Cd trong hạt. Các kết quả của luận án sẽ cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc quản lý chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất lúa gạo chất lượng cao của Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Cung cấp cơ sở khoa học về ảnh hưởng của hàm lượng Cd trong nước tưới ô nhiễm đến sinh trưởng, tích luỹ Cd trong lúa gạo và đề xuất giải pháp giảm thiểu tích luỹ Cd trong gạo làm cơ sở để quản lý chất lượng lúa gạo an toàn ở Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: - Cung cấp cơ sở khoa học về ảnh h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Môi trường đất và nước Tích lũy cadimi trong lúa gạo Quản lý chất lượng lúa gạo Nghề trồng lúa tại Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 224 0 0 -
32 trang 210 0 0
-
27 trang 189 0 0
-
27 trang 160 0 0
-
200 trang 156 0 0
-
27 trang 149 0 0
-
29 trang 144 0 0
-
27 trang 132 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu và phát triển hệ thống năng lượng điện mặt trời
142 trang 125 0 0 -
8 trang 125 0 0