Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng kết cấu dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn với bê tông cường độ cao cho phát triển giao thông khu vực Đông Nam Bộ
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 731.17 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của luận án "Nghiên cứu ứng dụng kết cấu dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn với bê tông cường độ cao cho phát triển giao thông khu vực Đông Nam Bộ" nhằm nghiên cứu chế tạo bê tông cường độ cao sử dụng vật liệu khu vực Đông Nam Bộ và thực nghiệm đánh giá một số đặc tính cơ học quan trọng của vật liệu như mô đun đàn hồi, cường độ chịu kéo khi uốn, phát triển cường độ theo thời gian,... để phục vụ cho công tác thiết kế và chế tạo kết cấu dầm bê tông dự ứng lực...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng kết cấu dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn với bê tông cường độ cao cho phát triển giao thông khu vực Đông Nam Bộ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI VÕ VĨNH BẢO NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KẾT CẤU DẦM BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC ĐÚC SẴN VỚI BÊ TÔNG CƯỜNG ĐỘ CAO CHO PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ Ngành: Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông Mã số: 9580205 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2022 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Giao thông Vận tải Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Trần Đức Nhiệm 2. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Long Phản biện 1: ……………………………………………… Phản biện 2 ……………………………………………… Phản biện 3: ……………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại Trường Đại học Giao thông Vận tải vào hồi...giờ...ngày...tháng...năm... Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải 2. Thư viện Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Tính cần thiết của đề tài Đối với miền nam Việt Nam, khu vực kinh tế trọng điểm mà hạt nhân là khu vực Đông Nam Bộ đang có tiềm năng và nguồn lực để phát triển mạnh mẽ, nhiều khu đô thị mới nhanh chóng hình thành, tốc độ đô thị hóa của vùng Đông Nam Bộ thuộc mức cao nhất trong cả nước, từ đó nhu cầu xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng đòi hỏi tương ứng. Để đáp ứng nhu cầu xây dựng hệ thống giao thông đô thị khu vực Đông Nam Bộ, cần có nhiều giải pháp kết cấu dầm phục vụ cho các dự án xây dựng cầu trong đô thị. Loại hình kết cấu dầm bê tông dự ứng lực với bê tông cường độ cao đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng vào xây dựng công trình giao thông, ưu điểm của bê tông cường độ cao là có thể tăng khả năng chịu lực của kết cấu từ đó giúp thiết kế các kết cấu có kích thước nhỏ hơn, trọng lượng nhẹ hơn, vượt nhịp xa hơn và độ bền cũng gia tăng do chất lượng bê tông tốt hơn. Tuy nhiên, hiện tại trong khu vực Đông Nam Bộ, các dự án xây dựng công trình cầu chỉ sử dụng bê tông có cường độ từ 50MPa trở xuống. Đây là một vấn đề còn bỏ ngỏ và cần được xem xét giải quyết. Với tiềm năng có sẵn của khu vực Đông Nam Bộ về vật liệu để sản xuất bê tông cường độ cao, việc nghiên cứu ứng dụng bê tông cường độ cao vào xây dựng công trình cầu giao thông trong khu vực Đông Nam Bộ là một hướng đi đúng đắn. 2. Mục tiêu của luận án - Nghiên cứu chế tạo bê tông cường độ cao sử dụng vật liệu khu vực Đông Nam Bộ và thực nghiệm đánh giá một số đặc tính cơ học quan trọng của vật liệu như mô đun đàn hồi, cường độ chịu kéo khi uốn, phát triển cường độ theo thời gian,... để phục vụ cho công tác thiết kế và chế tạo kết cấu dầm bê tông dự ứng lực. - Phân tích và lựa chọn loại hình kết cấu dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn có khả năng ứng dụng với bê tông cường độ cao trong thiết kế chế tạo dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn sử dụng vật liệu khu vực Đông Nam Bộ. - Ứng dụng tính toán thiết kế kết cấu dầm điển hình đối với loại hình dầm đã lựa chọn ở bước 2 sử dụng bê tông cấp phối bê tông ở bước 1 để ứng dụng trong các dự án giao thông trong khu vực Đông Nam Bộ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Về vật liệu: nghiên cứu sử dụng vật liệu địa phương khu vực Đông Nam Bộ để chế tạo cấp phối bê tông cường độ cao có các đặc tính phù hợp cho công tác thi công dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn. Về kết cấu: nghiên cứu ứng dụng kết cấu dầm I cánh rộng bằng bê tông dự ứng lực đúc sẵn nhịp giản đơn cho phát triển giao thông khu vực Đông Nam Bộ. Về tải trọng: Giới hạn tải trọng nghiên cứu là bài toán tải trọng tĩnh. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực nghiệm. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Nhu cầu phát triển giao thông khu vực Đông Nam Bộ. Đông Nam Bộ là vùng có mức độ đô thị hóa cao và phát triển nhanh chóng. Mật độ dân số tập trung cao ở các khu công nghiệp và vùng lân cận. Các tỉnh trong khu vực này có tốc độ đô thị hóa rất cao, do chênh lệch thu nhập với các vùng khác dẫn đến tình trạng di dân ồ ạt từ các tỉnh lân cận về đô thị. Tình trạng chung của các đô thị này là: nhu cầu về nhà ở lớn, nhu cầu giao thông cá nhân và luân chuyển hàng hóa lớn vượt quá khả năng của hệ thống hạ tầng hiện hữu. Trong các đô thị hiện hữu, quỹ đất dành cho giao thông còn khá hạn hẹp, chi phí đền bù giải tỏa mặt bằng rất lớn, nên các tuyến đường trên cao và các tuyến ngầm sẽ được chú trọng phát triển nhiều hơn. 1.2. Các loại hình kết cấu dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn đang được ứng dụng và phát triển trong xây dựng công trình cầu. Tại Việt Nam, với các cầu nhịp vừa và nhỏ (chiều dài từ 60m trở xuống), kết cấu nhịp dạng dầm giản đơn là kết cấu nhịp được áp dụng nhiều nhất. Bảng 1-1: Thống kê các dạng dầm dự ứng lực đúc sẵn sử dụng phổ biến tại Việt Nam STT Dạng dầm cầu Phương thức chế tạo A DẦM BẢN RỖNG 1 Dầm bản 9m Dự ứng lực căng trước 2 Dầm bản 12m Dự ứng lực căng trước 3 Dầm bản 15m Dự ứng lực căng trước 4 Dầm bản 18m Dự ứng lực căng trước 5 Dầm bản 21m Dự ứng lực căng trước 6 Dầm bản 24m Dự ứng lực căng trước B DẦM TIẾT DIỆN CHỮ T 1 Dầm T 24m Dự ứng lực căng sau 2 Dầm T 33m Dự ứng lực căng sau C DẦM TIẾT DIỆN CHỮ I 1 Dầm I 18,6m Dự ứng lực căng trước và căng sau 2 Dầm I 24,54m Dự ứng lực căng trước và căng sau 3 Dầm I 33m Dự ứng lực căng trước và căng sau 4 Dầm I 42m Dự ứng lực căng t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng kết cấu dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn với bê tông cường độ cao cho phát triển giao thông khu vực Đông Nam Bộ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI VÕ VĨNH BẢO NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KẾT CẤU DẦM BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC ĐÚC SẴN VỚI BÊ TÔNG CƯỜNG ĐỘ CAO CHO PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ Ngành: Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông Mã số: 9580205 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2022 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Giao thông Vận tải Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Trần Đức Nhiệm 2. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Long Phản biện 1: ……………………………………………… Phản biện 2 ……………………………………………… Phản biện 3: ……………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại Trường Đại học Giao thông Vận tải vào hồi...giờ...ngày...tháng...năm... Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải 2. Thư viện Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Tính cần thiết của đề tài Đối với miền nam Việt Nam, khu vực kinh tế trọng điểm mà hạt nhân là khu vực Đông Nam Bộ đang có tiềm năng và nguồn lực để phát triển mạnh mẽ, nhiều khu đô thị mới nhanh chóng hình thành, tốc độ đô thị hóa của vùng Đông Nam Bộ thuộc mức cao nhất trong cả nước, từ đó nhu cầu xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng đòi hỏi tương ứng. Để đáp ứng nhu cầu xây dựng hệ thống giao thông đô thị khu vực Đông Nam Bộ, cần có nhiều giải pháp kết cấu dầm phục vụ cho các dự án xây dựng cầu trong đô thị. Loại hình kết cấu dầm bê tông dự ứng lực với bê tông cường độ cao đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng vào xây dựng công trình giao thông, ưu điểm của bê tông cường độ cao là có thể tăng khả năng chịu lực của kết cấu từ đó giúp thiết kế các kết cấu có kích thước nhỏ hơn, trọng lượng nhẹ hơn, vượt nhịp xa hơn và độ bền cũng gia tăng do chất lượng bê tông tốt hơn. Tuy nhiên, hiện tại trong khu vực Đông Nam Bộ, các dự án xây dựng công trình cầu chỉ sử dụng bê tông có cường độ từ 50MPa trở xuống. Đây là một vấn đề còn bỏ ngỏ và cần được xem xét giải quyết. Với tiềm năng có sẵn của khu vực Đông Nam Bộ về vật liệu để sản xuất bê tông cường độ cao, việc nghiên cứu ứng dụng bê tông cường độ cao vào xây dựng công trình cầu giao thông trong khu vực Đông Nam Bộ là một hướng đi đúng đắn. 2. Mục tiêu của luận án - Nghiên cứu chế tạo bê tông cường độ cao sử dụng vật liệu khu vực Đông Nam Bộ và thực nghiệm đánh giá một số đặc tính cơ học quan trọng của vật liệu như mô đun đàn hồi, cường độ chịu kéo khi uốn, phát triển cường độ theo thời gian,... để phục vụ cho công tác thiết kế và chế tạo kết cấu dầm bê tông dự ứng lực. - Phân tích và lựa chọn loại hình kết cấu dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn có khả năng ứng dụng với bê tông cường độ cao trong thiết kế chế tạo dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn sử dụng vật liệu khu vực Đông Nam Bộ. - Ứng dụng tính toán thiết kế kết cấu dầm điển hình đối với loại hình dầm đã lựa chọn ở bước 2 sử dụng bê tông cấp phối bê tông ở bước 1 để ứng dụng trong các dự án giao thông trong khu vực Đông Nam Bộ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Về vật liệu: nghiên cứu sử dụng vật liệu địa phương khu vực Đông Nam Bộ để chế tạo cấp phối bê tông cường độ cao có các đặc tính phù hợp cho công tác thi công dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn. Về kết cấu: nghiên cứu ứng dụng kết cấu dầm I cánh rộng bằng bê tông dự ứng lực đúc sẵn nhịp giản đơn cho phát triển giao thông khu vực Đông Nam Bộ. Về tải trọng: Giới hạn tải trọng nghiên cứu là bài toán tải trọng tĩnh. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực nghiệm. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Nhu cầu phát triển giao thông khu vực Đông Nam Bộ. Đông Nam Bộ là vùng có mức độ đô thị hóa cao và phát triển nhanh chóng. Mật độ dân số tập trung cao ở các khu công nghiệp và vùng lân cận. Các tỉnh trong khu vực này có tốc độ đô thị hóa rất cao, do chênh lệch thu nhập với các vùng khác dẫn đến tình trạng di dân ồ ạt từ các tỉnh lân cận về đô thị. Tình trạng chung của các đô thị này là: nhu cầu về nhà ở lớn, nhu cầu giao thông cá nhân và luân chuyển hàng hóa lớn vượt quá khả năng của hệ thống hạ tầng hiện hữu. Trong các đô thị hiện hữu, quỹ đất dành cho giao thông còn khá hạn hẹp, chi phí đền bù giải tỏa mặt bằng rất lớn, nên các tuyến đường trên cao và các tuyến ngầm sẽ được chú trọng phát triển nhiều hơn. 1.2. Các loại hình kết cấu dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn đang được ứng dụng và phát triển trong xây dựng công trình cầu. Tại Việt Nam, với các cầu nhịp vừa và nhỏ (chiều dài từ 60m trở xuống), kết cấu nhịp dạng dầm giản đơn là kết cấu nhịp được áp dụng nhiều nhất. Bảng 1-1: Thống kê các dạng dầm dự ứng lực đúc sẵn sử dụng phổ biến tại Việt Nam STT Dạng dầm cầu Phương thức chế tạo A DẦM BẢN RỖNG 1 Dầm bản 9m Dự ứng lực căng trước 2 Dầm bản 12m Dự ứng lực căng trước 3 Dầm bản 15m Dự ứng lực căng trước 4 Dầm bản 18m Dự ứng lực căng trước 5 Dầm bản 21m Dự ứng lực căng trước 6 Dầm bản 24m Dự ứng lực căng trước B DẦM TIẾT DIỆN CHỮ T 1 Dầm T 24m Dự ứng lực căng sau 2 Dầm T 33m Dự ứng lực căng sau C DẦM TIẾT DIỆN CHỮ I 1 Dầm I 18,6m Dự ứng lực căng trước và căng sau 2 Dầm I 24,54m Dự ứng lực căng trước và căng sau 3 Dầm I 33m Dự ứng lực căng trước và căng sau 4 Dầm I 42m Dự ứng lực căng t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông Bê tông dự ứng lực đúc sẵn Bê tông cường độ cao Phát triển giao thông Đông Nam BộGợi ý tài liệu liên quan:
-
32 trang 210 0 0
-
27 trang 160 0 0
-
200 trang 156 0 0
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng bộ điều khiển CNC-on-Chip
27 trang 127 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu và phát triển hệ thống năng lượng điện mặt trời
142 trang 125 0 0 -
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Mô hình hóa và điều khiển dự báo hệ thống phân phối vật liệu nano
27 trang 113 0 0 -
27 trang 106 0 0
-
163 trang 93 0 0
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Sử dụng ngôn ngữ trục trong dịch đa ngữ
27 trang 89 0 0 -
27 trang 80 0 0