Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết độ tin cậy phân tích ổn định hệ vỏ hầm thủy điện và môi trường đất đá xung quanh
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.09 MB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích nghiên cứu của tóm tắt luận án "Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết độ tin cậy phân tích ổn định hệ vỏ hầm thủy điện và môi trường đất đá xung quanh" là xây dựng phương pháp luận phân tích ổn định hệ vỏ hầm thủy điện và môi trường đất đá xung quanh theo lý thuyết độ tin cậy. Ứng dụng phương pháp luận đánh giá ổn định hệ vỏ hầm thủy điện trong môi trường đất đá cho hầm thủy điện A Lưới - Tỉnh Thừa Thiên Huế ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết độ tin cậy phân tích ổn định hệ vỏ hầm thủy điện và môi trường đất đá xung quanh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI LÊ THỊ MINH GIANG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT ĐỘ TIN CẬY TRONG PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH HỆ VỎ HẦM THỦY ĐIỆN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẤT ĐÁ XUNG QUANHChuyên ngành: Địa kỹ thuật xây dựngMã số: 9580211 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2024Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thủy lợiNgười hướng dẫn khoa học 1: TS. Phạm Quang TúNgười hướng dẫn khoa học 2: GS.TS. Trịnh Minh ThụPhản biện 1: PGS.TS. Lê Văn Hùng, Hội Thuỷ lợiPhản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Đức Mạnh, Trường Đại học Giao thông vận tảiPhản biện 3: PGS.TS. Trần Thế Việt, Trường Đại học Thuỷ LợiLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại:Room 5 – K1, Trường Đại học Thuỷ Lợi, 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nộivào lúc 8 giờ 30, ngày 18 tháng 09 năm 2024Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Thủy lợiMỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tàiHầm thủy điện là một trong những giải pháp công trình với mục đích khai thácnăng lượng dòng nước của các nhà máy thủy điện. Cũng giống như các côngtrình ngầm khác, hầm thủy điện nằm trong môi trường đất đá khác nhau và chịutác động của môi trường đất đá, nước xung quanh hầm cùng với các điều kiệnhình thành khác, đồng thời thường xuyên chịu tác động của nước phía trong hầmkhi công trình thủy điện được đưa vào sử dụng.Phân tích ổn định hầm thủy điện yêu cầu các số liệu đầu vào như địa chất, thủy văn..., tuy nhiên, đặc thù hầm thủy điện thường có dạng tuyến trải dài, được xây dựngtrong môi trường đất đá có cấu trúc địa chất biến đổi, công tác khảo sát địa chấtthường phức tạp, chí phí khảo sát tốn kém, ... nên các thông số môi trường đất đáđược thu thập hạn chế và chứa nhiều thông tin phân tán, độ bất định cao. Đa phần,phân tích ổn định dựa trên các bài toán điển hình cho từng kiểu dạng kết cấu vàđiều kiện môi trường đất đá, bỏ qua sự làm việc của hệ vỏ hầm và sự phân bố ngẫunhiên các chỉ tiêu cơ lý của môi trường đất đá. Các bài toán này được hiệu chỉnhdần số liệu đầu vào và kết cấu vỏ hầm theo thực tế hiện trường trong đào và vậnhành hầm nên ổn định hầm thiên về an toàn hoặc mang tính chất xử lý tình huốngcục bộ, chứa nhiều rủi ro, bất định.Lý thuyết độ tin cậy đã và đang được phát triển mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực thiết kếkết cấu, công trình đê điều, thủy lợi, cảng biển, phân tích kết cấu ... Việc nghiêncứu lý thuyết độ tin cậy theo phân tích hệ thống cho phân tích ổn định hệ vỏ hầmthủy điện còn nhiều hạn chế ở trên thế giới và Việt Nam. Các bất định của số liệuđầu vào chưa được đánh giá đầy đủ; kết cấu gia cố hầm chủ yếu là kết cấu đơn lẻ(neo hoặc vỏ hầm bê tông cốt thép hoặc vì thép kết hợp bê tông phun), chưa kể đếnsự làm việc đồng thời của các kết cấu trong hệ vỏ hầm. Do đó, việc lựa chọn đề tài“Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết độ tin cậy phân tích ổn định hệ vỏ hầm thủy điệnvà môi trường đất đá xung quanh” là cần thiết và cấp bách, bổ sung kiến thức trongnghiên cứu phân tích độ tin cậy hệ thống cho công trình hầm thuỷ điện. 12 Mục tiêu nghiên cứu- Xây dựng phương pháp luận phân tích ổn định hệ vỏ hầm thủy điện và môitrường đất đá xung quanh theo lý thuyết độ tin cậy.- Ứng dụng phương pháp luận đánh giá ổn định hệ vỏ hầm thủy điện trong môitrường đất đá cho hầm thủy điện A Lưới – Tỉnh Thừa Thiên Huế ở Việt Nam.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứuHệ vỏ hầm dẫn nước có áp của nhà máy thủy điện trong môi trường đất đá, cụthể là tương tác của hệ vỏ hầm gồm kết cấu gia cố và vỏ hầm được sử dụng phổbiến cho hầm dẫn nước thuỷ điện đi trong môi trường đất đá có mức độ phonghoá từ nhẹ đến mạnh, đới đất đá yếu và/hoặc chịu áp lực nước lớn.3.2 Phạm vi nghiên cứuPhân tích ổn định hệ vỏ hầm thuỷ điện bằng ứng dụng lý thuyết độ tin cậy theo phântích hệ thống kể đến các bất định số liệu đầu vào từ môi trường đất đá xung quanhhầm và áp lực nước tác động thường xuyên lên hệ vỏ hầm trong quá trình vận hành.Nghiên cứu chưa xét đến các tải trọng tác động trong khoảng thời gian ngắn so vớituổi thọ của công trình (động đất, nước va, nổ mìn thi công …), sự bất định của tảitrọng thi công (áp lực phụt vữa, thiết bị thi công …); các sai sót trong thiết kế, thicông và lỗi sai sót của con người.4 Nội dung nghiên cứu- Tổng hợp, nghiên cứu lý thuyết về phân tích ổn định hầm, vỏ hầm thủy điện vàmôi trường đất đá xung quanh ở Việt Nam và thế giới theo phương pháp tất địnhvà lý thuyết độ tin cậy.- Nghiên cứu phương pháp lý thuyết độ tin cậy trong phân tích ổn định hệ vỏ hầmthủy điện.- Phân tích ổn định hệ vỏ hầm thủy điện theo lý thuyết độ tin cậy đã phát triểncho hầm thủy đi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết độ tin cậy phân tích ổn định hệ vỏ hầm thủy điện và môi trường đất đá xung quanh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI LÊ THỊ MINH GIANG NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT ĐỘ TIN CẬY TRONG PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH HỆ VỎ HẦM THỦY ĐIỆN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẤT ĐÁ XUNG QUANHChuyên ngành: Địa kỹ thuật xây dựngMã số: 9580211 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2024Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thủy lợiNgười hướng dẫn khoa học 1: TS. Phạm Quang TúNgười hướng dẫn khoa học 2: GS.TS. Trịnh Minh ThụPhản biện 1: PGS.TS. Lê Văn Hùng, Hội Thuỷ lợiPhản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Đức Mạnh, Trường Đại học Giao thông vận tảiPhản biện 3: PGS.TS. Trần Thế Việt, Trường Đại học Thuỷ LợiLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại:Room 5 – K1, Trường Đại học Thuỷ Lợi, 175 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nộivào lúc 8 giờ 30, ngày 18 tháng 09 năm 2024Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Thủy lợiMỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tàiHầm thủy điện là một trong những giải pháp công trình với mục đích khai thácnăng lượng dòng nước của các nhà máy thủy điện. Cũng giống như các côngtrình ngầm khác, hầm thủy điện nằm trong môi trường đất đá khác nhau và chịutác động của môi trường đất đá, nước xung quanh hầm cùng với các điều kiệnhình thành khác, đồng thời thường xuyên chịu tác động của nước phía trong hầmkhi công trình thủy điện được đưa vào sử dụng.Phân tích ổn định hầm thủy điện yêu cầu các số liệu đầu vào như địa chất, thủy văn..., tuy nhiên, đặc thù hầm thủy điện thường có dạng tuyến trải dài, được xây dựngtrong môi trường đất đá có cấu trúc địa chất biến đổi, công tác khảo sát địa chấtthường phức tạp, chí phí khảo sát tốn kém, ... nên các thông số môi trường đất đáđược thu thập hạn chế và chứa nhiều thông tin phân tán, độ bất định cao. Đa phần,phân tích ổn định dựa trên các bài toán điển hình cho từng kiểu dạng kết cấu vàđiều kiện môi trường đất đá, bỏ qua sự làm việc của hệ vỏ hầm và sự phân bố ngẫunhiên các chỉ tiêu cơ lý của môi trường đất đá. Các bài toán này được hiệu chỉnhdần số liệu đầu vào và kết cấu vỏ hầm theo thực tế hiện trường trong đào và vậnhành hầm nên ổn định hầm thiên về an toàn hoặc mang tính chất xử lý tình huốngcục bộ, chứa nhiều rủi ro, bất định.Lý thuyết độ tin cậy đã và đang được phát triển mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực thiết kếkết cấu, công trình đê điều, thủy lợi, cảng biển, phân tích kết cấu ... Việc nghiêncứu lý thuyết độ tin cậy theo phân tích hệ thống cho phân tích ổn định hệ vỏ hầmthủy điện còn nhiều hạn chế ở trên thế giới và Việt Nam. Các bất định của số liệuđầu vào chưa được đánh giá đầy đủ; kết cấu gia cố hầm chủ yếu là kết cấu đơn lẻ(neo hoặc vỏ hầm bê tông cốt thép hoặc vì thép kết hợp bê tông phun), chưa kể đếnsự làm việc đồng thời của các kết cấu trong hệ vỏ hầm. Do đó, việc lựa chọn đề tài“Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết độ tin cậy phân tích ổn định hệ vỏ hầm thủy điệnvà môi trường đất đá xung quanh” là cần thiết và cấp bách, bổ sung kiến thức trongnghiên cứu phân tích độ tin cậy hệ thống cho công trình hầm thuỷ điện. 12 Mục tiêu nghiên cứu- Xây dựng phương pháp luận phân tích ổn định hệ vỏ hầm thủy điện và môitrường đất đá xung quanh theo lý thuyết độ tin cậy.- Ứng dụng phương pháp luận đánh giá ổn định hệ vỏ hầm thủy điện trong môitrường đất đá cho hầm thủy điện A Lưới – Tỉnh Thừa Thiên Huế ở Việt Nam.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứuHệ vỏ hầm dẫn nước có áp của nhà máy thủy điện trong môi trường đất đá, cụthể là tương tác của hệ vỏ hầm gồm kết cấu gia cố và vỏ hầm được sử dụng phổbiến cho hầm dẫn nước thuỷ điện đi trong môi trường đất đá có mức độ phonghoá từ nhẹ đến mạnh, đới đất đá yếu và/hoặc chịu áp lực nước lớn.3.2 Phạm vi nghiên cứuPhân tích ổn định hệ vỏ hầm thuỷ điện bằng ứng dụng lý thuyết độ tin cậy theo phântích hệ thống kể đến các bất định số liệu đầu vào từ môi trường đất đá xung quanhhầm và áp lực nước tác động thường xuyên lên hệ vỏ hầm trong quá trình vận hành.Nghiên cứu chưa xét đến các tải trọng tác động trong khoảng thời gian ngắn so vớituổi thọ của công trình (động đất, nước va, nổ mìn thi công …), sự bất định của tảitrọng thi công (áp lực phụt vữa, thiết bị thi công …); các sai sót trong thiết kế, thicông và lỗi sai sót của con người.4 Nội dung nghiên cứu- Tổng hợp, nghiên cứu lý thuyết về phân tích ổn định hầm, vỏ hầm thủy điện vàmôi trường đất đá xung quanh ở Việt Nam và thế giới theo phương pháp tất địnhvà lý thuyết độ tin cậy.- Nghiên cứu phương pháp lý thuyết độ tin cậy trong phân tích ổn định hệ vỏ hầmthủy điện.- Phân tích ổn định hệ vỏ hầm thủy điện theo lý thuyết độ tin cậy đã phát triểncho hầm thủy đi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Địa kỹ thuật xây dựng Lý thuyết độ tin cậy Phân tích ổn định hệ vỏ hầm thủy điện Hệ vỏ hầm thủy điện A LướiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 247 0 0 -
32 trang 230 0 0
-
27 trang 209 0 0
-
27 trang 183 0 0
-
200 trang 158 0 0
-
27 trang 154 0 0
-
29 trang 148 0 0
-
27 trang 137 0 0
-
8 trang 128 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu và phát triển hệ thống năng lượng điện mặt trời
142 trang 127 0 0