Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Xác định nhu cầu sức kéo cho đường sắt Quốc gia Việt Nam giai đoạn năm 2021 đến năm 2030

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.64 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật "Xác định nhu cầu sức kéo cho đường sắt Quốc gia Việt Nam giai đoạn năm 2021 đến năm 2030" có mục tiêu thiết lập được các mô hình tính toán xác định nhu cầu sức kéo đầu máy trong ngành đường sắt nói chung và ứng dụng cho đường sắt quốc gia Việt Nam nói riêng một cách có cơ sở khoa học, đầy đủ và toàn diện nhất có thể;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Xác định nhu cầu sức kéo cho đường sắt Quốc gia Việt Nam giai đoạn năm 2021 đến năm 2030 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI VŨ VĂN HIỆPXÁC ĐỊNH NHU CẦU SỨC KÉO CHO ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA VIỆT NAMGIAI ĐOẠN NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2030Ngành: Kỹ thuật cơ khí động lựcMã số: 9520116Chuyên ngành: Khai thác, bảo trì đầu máy xe lửa, toa xe TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, 6/2022Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢINgười hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Đỗ Đức Tuấn Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3:Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tạiTrường Đại học Giao thông vận tải vào lúc….. giờ….. ngày…..tháng….. năm 2022. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học GTVT 1 MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Hiện nay trong ngành ĐSVN, việc xác định số lương đầu máy cho một giai đoạn nào đóđược tiến hành trên cơ sở công lệnh sức kéo và công lệnh tốc độ. Các công việc nêu trên chủyếu dựa trên kinh nghiệm thực tế, phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, chưa có điềukiện đúc kết thành các phương pháp có cơ sở khoa học, chưa có các công cụ chuyên biệtnhằm phục vụ cho mục tiêu đặt ra. Trên các diễn đàn khoa học công nghệ, ở Việt Nam nói chung và trong ngành ĐSVN nóiriêng, chưa tìm thấy các công trình nghiên cứu đầy đủ nào về phương pháp luận cũng nhưcông cụ tính toán thuộc lĩnh vực xác định và dự báo nhu cầu sức kéo cho ngành đường sắt. Vì vậy, để đáp ứng các yêu cầu phát triển của ngành đường sắt trong thời gian trướcmắt cũng như tương lai, việc xác định và dự báo nhu cầu sức kéo cho Quốc gia ViệtNam ngành trong giai đoạn năm 2021 đến năm 2030 là vấn đề cần thiết, có ý nghĩa khoahọc và thực tiễn.2. Mục tiêu của đề tài 1. Thiết lập được các mô hình tính toán xác định nhu cầu sức kéo đầu máy trongngành đường sắt nói chung và ứng dụng cho đường sắt quốc gia Việt Nam nói riêng mộtcách có cơ sở khoa học, đầy đủ và toàn diện nhất có thể. 2. Lựa chọn được các thông số tính toán xác đinh nhu cầu sức kéo trên đường sắtquốc gia, bao gồm các thông số liên quan đến hạ tầng và phương tiện đường sắt (thôngsố đầu vào tổng quát); các thông số liên qua đến số liệu dự báo về nhu cầu vận tải chođường sắt quốc gia (thông số đầu vào loại 1) và các thông số liên quan đến các chỉ tiêukhai thác trên đường sắt quốc gia trong những năm gần đây (thông số đầu vào loại 2). 3. Ứng dụng CNTT để xây dựng các chương trình và phần tính toán nhu cầu sức kéomột cách khoa học, đảm bảo mức độ chính xác và tin cậy, thuận tiện và nhanh chóng khiphải giải quyết các bài toán với nhiều phương án đa dạng khác nhau. 4. Sử dụng phần mềm đã xây dựng để xác định nhu cầu sức kéo đầu máy trên đườngsắt quốc gia Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 trên cơ sở trang thiết bị và cơ sở vật chấthiện có với các thông số đầu vào đã xác định, đồng thời có xét tới mức thay đổi của cácthông số đầu vào loại 2 trong tương lai.3. Đối tượng nghiên cứu - Các mô hình tính toán xác định nhu cầu sức kéo đầu máy trong ngành đường sắtnói chung và cho đường sắt quốc gia nói riêng. - Các chương trình và phần mềm tính toán. - Các thông số kỹ thuật hạ tầng và phương tiện đường sắt quốc gia. - Số liệu dự báo về nhu cầu vận tải trên đường sắt quốc gia. - Số liệu thống kê về các chỉ tiêu khai thác trên đường săt quốc gia.4. Phạm vi nghiên cứu - Chỉ sử dụng các thông số kỹ thuật hạ tầng và phương tiện đường sắt quốc gia ở thờiđiểm hiện tại làm thông số tính toán đầu vào tổng quát. - Chỉ sử dụng số liệu dự báo về khối lượng vận tải cho đường sắt quốc gia của một sốnguồn dự báo chính thống khác nhau làm thông số tính toán đầu vào loại 1. Không làm côngtác dự báo về khối lượng vận tải cho đường sắt quốc gia. - Sử dụng số liệu thống kê về các chỉ tiêu khai thác trên đường sắt quốc gia trongnhững năm gần đây (2010 - 2020) làm thông số đầu vào loại 2, có xét tới mức độ thayđổi của chúng trong tương lai.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận án là kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và khảo 2sát thực tế. + Nghiên cứu lý thuyết: sử dụng lý thuyết tính toán sức kéo, lý thuyết về nghiệp vụđầu máy - toa xe và CNTT - Thiết lập các mô hình tính toán xác định nhu cầu sức kéo trong ngành đường sắt nóichung và cho đường sắt quốc gia Việt Nam nói riêng. - Xây dựng các chương trình và phần mềm tính toán để giải quyết bài toán đặt ra. + Khảo sát thực tế - Tổng hợp, phân tích các thông số kỹ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: