Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Lí luận và phương pháp dạy học: Dạy học cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của công nghệ trí tuệ nhân tạo

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.25 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Dạy học cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của công nghệ trí tuệ nhân tạo" nhằm xây dựng và áp dụng được mô hình, tiến trình dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ AI trong dạy học cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Lí luận và phương pháp dạy học: Dạy học cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của công nghệ trí tuệ nhân tạo BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Đinh Thị Mỹ Hạnh DẠY HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Mã số: 9140110 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Hà Nội – 2023 Công trình được hoàn thành tại: Đại học Bách khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PS.TS Ngô Tứ Thành Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Đại học Bách khoa Hà Nội họp tại Đại học Bách khoa Hà Nội Vào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ……… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Đại học Bách khoa Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài 1.1.1. Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin vào đổi mới giáo dục, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 1.1.1.1. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Đảng ta đã xác định đào tạo nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một trong những khâu đột phá để phát triển đất nước trong những năm tới. Nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao (tốt nghiệp đại học và sau đại học) với kĩ năng mềm tốt (kĩ năng ngoại ngữ, ứng dụng Công nghệ Thông tin (CNTT), làm việc nhóm…) sẽ gia tăng trong những năm đến. Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản quan trọng liên quan đến chủ trương, chính sách đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước. Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” ra đời đã có tác động tích cực đến nền giáo dục nước nhà, theo đó, giáo dục Việt Nam đã có những bước phát triển tích cực. 1.1.1.2 Sự chuyển đổi của quá trình dạy học dưới tác động của Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) bằng cách áp dụng rộng rãi, triệt để những thành tựu khoa học, đặc biệt CNTT là một trong những việc cần thiết và hiệu quả. Chính sách của Việt Nam về ứng dụng và phát triển CNTT trong Luật CNTT 2006 đã nêu rõ: “Ưu tiên ứng dụng và phát triển CNTT trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, …“tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia”, cho phép ứng dụng những thành tựu của CNTT vào trong giáo dục đào tạo (GDĐT) thuận lợi. Hệ thống các văn bản chỉ đạo, triển khai từ Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành đã thể hiện sự quyết tâm cao trong việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của việc ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH. Trên cơ sở các Chỉ thị, Quyết định của Chính phủ, hằng năm, Bộ GDĐT đều ban hành chương trình, nhiệm vụ năm học để triển khai cụ thể hoá. Trong đó, nhiệm vụ về tăng cường CNTT trong dạy và học luôn là nhiệm vụ quan trọng. Gần đây nhất là Công văn số 4003/BGDĐT- Trang 1 CNTT ngày 07/10/2020 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2020 – 2021. 1.1.2. Vai trò của AI trong dạy học Cuộc CMCN 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội, thông qua các công nghệ như IoT, AI, VR, AR, mạng xã hội, ĐTĐM, di động, phân tích dữ liệu lớn... để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Cuộc CMCN 4.0 này có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều lĩnh vực như: Giao thông, thương mại, dịch vụ, giải trí, y tế, nông nghiệp… và giáo dục. Giáo dục 4.0 đáp ứng nhu cầu của xã hội trong “kỷ nguyên sáng tạo”. Xu hướng này phù hợp với hành vi thay đổi với các đặc tính đặc biệt của tính song hành, kết nối và trực quan hóa. Một trong những công nghệ được nhắc đến nhiều trong một vài năm trở lại đây, góp phần tạo ra những bước đột phá mạnh mẽ và đem lại những kết quả “thần kì” chính là AI. AI là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính, là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể thực hiện tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Từ góc độ khái niệm đến các định hướng thực tế cho thấy AI sẽ là một trong những “đòn bẩy” giúp CNTT trở nên ngày càng gần gũi trong cuộc sống và đem lại những bước đột phá trong những năm tiếp theo. Năm 2010, AI hầu như chỉ mới xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng hơn là trong cuộc sống thực hằng ngày. Tuy nhiên, công nghệ này giờ đây đã gần gũi hơn bao giờ hết. Hiện nay, AI đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống. Tuy ứng dụng AI trong giáo dục chưa thật sự mạnh mẽ như trong lĩnh vực khoa học kĩ thuậ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: