Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 638.16 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu bối cảnh ra đời, tình hình giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945, rút ra một số đặc điểm, ảnh hưởng của nó trên hai phương diện tích cực và tiêu cực đến Trung Kỳ trong thời thuộc địa và ở giai đoạn sau
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH -----------*----------- DƯƠNG THỊ KIM OANHGIÁO DỤC PHÁP - VIỆT Ở TRUNG KỲ TỪ NĂM 1906 ĐẾN NĂM 1945 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 9229013 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGHỆ AN - 2024 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHNgười hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Thị Phương Hoa 2. PGS. TS. Trần Vũ Tài Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Vinh vào lúc Ngày tháng 8 năm 2024.Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Nguyễn Thúc Hào - Trường Đại học Vinh. MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tại lễ khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịchHồ Chí Minh đã gửi thư cho học sinh, trong đó nhấn mạnh: “Non sông Việt Nam cótrở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vaivới các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công họctập của các em”. Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (1993) đã xác định giáodục đào tạo là quốc sách hàng đầu, giáo dục tạo ra những công dân tốt để xây dựngquốc gia vững mạnh. Chính bởi vậy, mọi quốc gia đều coi trọng phát triển giáo dục. Lịch sử giáo dục Việt Nam đã trải nghiệm nhiều mô hình giáo dục khác nhau,chịu ảnh hưởng của giáo dục Trung Hoa, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Anh..., trong đó giáo dụcthời thuộc địa có ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều thế hệ trí thức Việt Nam và tác độngtới giáo dục Việt Nam hiện đại. Nghiên cứu giáo dục thời thuộc địa, hiểu được nhữngđặc điểm, từ đó rút ra được những tác động tích cực và tiêu cực tới giáo dục Việt Namlà nhằm góp phần xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện đại trong bối cảnh hội nhậphiện nay. Trong hệ thống giáo dục thời thuộc địa, giáo dục Pháp - Việt đóng vai trò quantrọng nhất về số lượng trường lớp, giáo viên, học sinh và có ảnh hưởng lớn đến tầnglớp trí thức Việt Nam. Lập ra thiết chế giáo dục Pháp - Việt, giới chức Pháp và các nhàgiáo dục thực dân đã sử dụng nó làm phương tiện để thực thi những tham vọng chínhtrị, duy trì sự đô hộ. Nghiên cứu đề tài sẽ góp phần làm rõ hơn bản chất của một nềngiáo dục thực dân thông qua âm mưu, thủ đoạn của Pháp trong công cuộc xâm lược,cai trị và khai thác ở Việt Nam thời kỳ thuộc địa. Trong quá trình thực dân Pháp triển khai các chính sách giáo dục đã diễn ra sựva chạm giữa văn hoá Việt Nam với văn hoá phương Tây. Xung đột mạnh mẽ nhất đãdiễn ra ở mắt xích “yếu” nhất là giáo dục kiểu mới. Hệ quả là tạo ra một diện mạo mới,tính chất mới cho giáo dục Trung Kỳ. Vậy, bước chuyển của giáo dục Trung Kỳ từtruyền thống sang hiện đại diễn ra như thế nào trong thời kỳ thuộc địa? Chính quyềnNam triều thể hiện vai trò ra sao khi ở vị thế bị kiểm soát? Trong bối cảnh bị đô hộ, lạichịu tác động của khuynh hướng duy tân đến từ các nước Đông Á và cuộc cách mạngkhoa học - kỹ thuật đến từ phương Tây, diện mạo nền giáo dục mới này đến từ ngườiPháp hay người Việt? Đây là những vấn đề cần được làm sáng rõ nhằm lí giải cáchhành xử, phản ứng của người dân Trung Kỳ trước những yếu tố văn hoá mới, đặc biệtlà yếu tố giáo dục mới. 1.2. Chế độ bảo hộ ở Trung Kỳ được xác lập sau khi triều đình Huế ký với PhápHiệp ước Patenôtre ngày 06/6/1884. Đặc điểm chế độ bảo hộ của Pháp ở Trung Kỳ(An Nam) thể hiện qua việc vua Nguyễn vẫn được tồn tại trên danh nghĩa, các quanchức triều đình tiếp tục nắm quyền cai trị. Pháp cử một Công sứ toàn quyền (sau gọi làKhâm sứ) đặt ở nội thành Huế, phụ trách điều hành công việc của bộ máy bảo hộ. Đây 1là một thể thức tồn tại hai chính quyền song song: Chính quyền bảo hộ do Pháp đặt ravà bộ máy quan lại người Việt do triều đình quản lý vẫn giữ nguyên, mặc dù chỉ cóquyền lực tượng trưng. So với Bắc Kỳ, sự quản lý của Pháp ở Trung Kỳ lỏng lẻo hơntrong nhiều lĩnh vực, và chính quyền Pháp cũng can thiệp vào giáo dục ở xứ này muộnnhất. Ngoài sự quản lý của người Pháp, nền giáo dục Trung Kỳ còn có sự tham gia điềuhành trực tiếp của chính quyền quân chủ Nguyễn. Vì vậy, những gì đã diễn ra với giáodục ở nơi có diện tích 147.600 km², dân số 4.927.175 người (năm 1906), phân bố trên17 tỉnh từ năm 1906 đến năm 1945 là điều mà chúng tôi mong muốn được làm rõ trongnghiên cứu này. 1.3. Từ nguồn tài liệu lưu trữ khá phong phú liên quan đến giáo dục thời kỳthuộc địa tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, thư viện ởcác tỉnh miền Trung, nguồn báo chí trước năm 1945, nguồn tư liệu số hoá trên Thư việnquốc gia Pháp cho thấy tính khả thi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: