Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam

Số trang: 30      Loại file: doc      Dung lượng: 155.50 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án với mục tiêu nghiên cứu nhằm làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của tính đặc thù về thủ tục phá sản áp dụng đối với Tổ chức tín dụng; hệ thống hóa và phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục phá sản đối với các Tổ chức tín dụng; từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục phá sản các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN THỦ TỤC PHÁ SẢN  CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG  THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM  TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ Mã số 62.38.50.01                                                          Người hướng dẫn khoa học: PGS TS PHẠM DUY  NGHĨA TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại Học Luật TP.HCM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM DUY NGHĨA Phản biện 1:…………………………………………………. Phản biện 2:…………………………………………………. Phản biện 3:…………………………………………………. Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận án cấp  Trường họp tại phòng…....Trường Đại học Luật TP.Hồ  Chí  Minh,   số   2   Nguyễn   Tất   Thành,   Quận   4,   vào   hồi……….. ….giờ…………phút,   ngày……… tháng……….năm……………….. Có thể  tìm hiểu Luận án tại thư  viện   Trường Đại học  Luật TP.Hồ  Chí Minh, số  2 Nguyễn Tất Thành, Quận 4  hoặc Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh    1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Các Tổ  chức tín dụng (TCTD) là những doanh nghiệp   kinh doanh ngân hàng. Trong điều kiện kinh tế  thị  trường,   TCTD phải đối mặt với cạnh tranh, rủi ro, phá sản như  bất  kỳ  doanh nghiệp nào khác. Tuy nhiên, trong quá trình xử  lý  tình trạng khó khăn của các TCTD  ở  Việt Nam gần đây, cơ  quan quản lý Nhà nước không  ủng hộ  áp dụng phá sản đối  với các TCTD yếu kém. Đề  án “Cơ  cấu lại hệ  thống các   TCTD giai đoạn 2011­2015” khẳng định “không để xảy ra đổ  vỡ và mất an toàn trong hoạt động ngân hàng ngoài tầm kiểm   soát của Nhà nước”. Trong phiên trả lời chất vấn của các đại  biểu Quốc hội chiều 21/8/2012 về  vấn đề  kiểm soát rủi ro,  xử  lý nợ  xấu hiệu quả… Thống đốc Ngân hàng Nhà nước   (NHNN)  Việt Nam, một lần nữa nhắc lại chủ  tr ương c ủa   Chính phủ  là “không để  ngân hàng nào bị  phá sản trong giai   đoạn này”. Việc Chính phủ Việt Nam có chính sách như vừa trình  bày ở trên liệu có đi ngược lại với quy luật thị trường? Ở các   nước, việc giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán đối   với các tổ chức tài chính trung gian như thế này sẽ được thực  hiện như thế nào? Đó là bối cảnh chính sách và pháp luật đã   thúc đẩy tác giả lựa chọn đề tài “Thủ tục phá sản các TCTD   theo pháp luật Việt Nam” để  thực thực hiện đề  tài Luận án  tiến sĩ luật học. 2 2. Mục đích nghiên cứu  Mục đích của Luận án là làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở  thực tiễn của tính đặc thù về thủ tục phá sản áp dụng đối với  TCTD; hệ  thống hóa và phân tích, đánh giá các quy định của  pháp luật Việt Nam về thủ tục phá sản đối với các TCTD; từ  đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục phá   sản các TCTD ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Các quy định của pháp luật Việt Nam về  thủ  tục giải   quyết tình trạng mất khả  năng thanh toán doanh nghiệp nói   chung và thủ  tục giải quyết tình trạng mất khả  năng thanh   toán các TCTD nói riêng là đối tượng nghiên cứu chính của   Luận án. Ngoài ra, các quy định về  thủ  tục giải quyết tình  trạng mất khả  năng thanh toán các TCTD của ba quốc gia   được sử  dụng trong nghiên cứu so sánh luật học (Hoa Kỳ,  Anh, Nga) cũng là đối tượng nghiên cứu của Luận án.  Phạm vi nghiên cứu Luận án là các quy định nhằm can  thiệp, xử lý khi TCTD có dấu hiệu mất khả năng thanh toán.   Về  không gian nghiên cứu là các TCTD hoạt động tại Việt   Nam, không nghiên cứu việc phá sản đối với các chi nhánh  ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam mất khả năng   thanh toán hay giải quyết các vấn đề liên quan đến chi nhánh   ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam khi ngân hàng  nước ngoài đó bị  phá sản tại nước ngoài. Khi đề  xuất các  định hướng và giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật Việt   Nam, Luận án đề  xuất các giải pháp với tầm nhìn dự  kiến  cho đến năm 2020.  3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án Về khoa học, Luận án góp phần cũng cố và hoàn thiện   cơ  sở  lý luận xây dựng các quy định riêng về  phá sản các   TCTD và cơ  sở  lý luận cho việc hoàn thiện thủ  tục phá sản  các TCTD ở Việt Nam. Từ những kết quả nghiên cứu này sẽ  tạo cơ  sở  lý luận cho cơ  quan lập pháp, các nhà hoạch định  chính sách, các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan trong việc  xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật về  xử  lý phá sản   đối với các TCTD.  Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của Luận án chỉ  ra những hạn chế  trong thủ  tục phá sản các TCTD  ở  Việt  Nam, từ đó kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.  Kết quả  nghiên cứu Luận án là nguồn tham khảo hữu   ích cho việc nghiên cứu và giảng dạy pháp luật về  phá sản   nói chung và pháp luật về phá sản ngân hàng nói riêng tại các   cơ sở đào tạo Luật và kinh tế.  5. Tính mới của Luận án Thứ   nhất:  Luận  án  đã   xây   dựng   và   bổ   sung   vào  hệ  thống lý luận của khoa học luật phá sản và phá sản TCTD   bao gồm: (1) khái niệm thủ  tục phá sản, khái niệm phá sản   TCTD, (2) phân tích và chứng minh dưới khía cạnh khoa học  tính chất đặc thù của các TCTD và sự cần thiết phải thiết lập  các quy định đặc thù về phá sản TCTD. Thứ hai: Bằng việc phân tích kinh nghiệm xây dựng và  hoàn thiện pháp luật  ở  một số  quốc gia về  xử lý các TCTD   mất khả  năng thanh toán, luận án đã phát hiện được những   4 nguyên tắc phổ  quát khi xây dựng pháp luật về  phá sản các   TCTD. Thứ  ba:  Với việc hệ  thống hóa pháp luật đầy đủ  và   phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến  giải ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: