Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Hệ thống thông tin quản lý "Nghiên cứu mô hình lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược cho các trường đại học công lập - vận dụng thí điểm cho Trường Đại học Sư phạm Hà Nội" được nghiên cứu với mục tiêu: Đề xuất mô hình lý thuyết SISP cho các trường ĐHCL trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra và định hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục; Kiểm thử mô hình lý thuyết SISP cho các trường ĐHCL và điều chỉnh mô hình này để phù hợp với thực tế các trường; Đánh giá sơ bộ về sự phù hợp của mô hình SISP trong thực tế triển khai vận dụng thí điểm mô hình này tại Trường ĐHSPHN.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ ngành Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược cho các trường đại học công lập - vận dụng thí điểm cho Trường Đại học Sư phạm Hà Nội BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- ĐÀO ANH PHƯƠNGNGHIÊN CỨU MÔ HÌNH LẬP KẾ HOẠCH HỆ THỐNG THÔNG TIN CHIẾN LƯỢCCHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP - VẬN DỤNG THÍ ĐIỂM CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Chuyên ngành: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Mã số: 9340405 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2024 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN THỊ SONG MINH 2. TS. LÊ QUANG MINHPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Vào hồi: ….. ngày ….. tháng ….. năm 2024Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ năm 2015 đến nay, khoa học công nghệ đã phát triển với tộc độ vũ bãotrong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra. Cuộc cáchmạng này đã làm thay đổi mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội, lao động, sản xuất vànền giáo dục của tất cả các quốc gia trên thế giới. Trước bối cảnh đó, Đảng và Nhànước ta đã nhanh chóng nắm bắt tình hình và ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TWngày 27 tháng 9 năm 2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộccách mạng công nghiệp lần thứ tư để theo kịp sự phát triển của thời đại. Để hiện thực hóa chủ trương, chính sách này, Chính phủ đã ban hành Quyếtđịnh số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 phê duyệt Chương trình chuyển đổisố quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chương trình này đã đềcập tới các công nghệ chuyển đổi số bao gồm: Công nghệ di động, phân tích dữ liệulớn, trí tuệ nhân tạo, thực tế ào/thực tế tăng cường, chuỗi khối, điện toán đám mây,Internet vạn vật, in ba chiều, công nghệ bản sao số. Những công nghệ này đều lànhững công nghệ cốt lõi trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Một trong sốcác lĩnh vực ưu tiên của Chương trình này là lĩnh vực giáo dục với định hướng là“Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trongcông tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảngchia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Pháttriển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa”. Trước bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ đang diễn ra và địnhhướng chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các trường đại học - nơi tậptrung những tinh hoa về tri thức và kiến tạo tri thức mới cần phải đi đầu trong việcnghiên cứu, triển khai thực hiện chuyển đổi số. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - nơi tác giả công tác là một trong số cáctrường đại học công lập, trọng điểm quốc gia, đi đầu trong việc đổi mới chương trìnhvà phương pháp giảng dạy. Vì vậy, Trường cũng đã nhận được thông báo về địnhhướng chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục từ Bộ Giáo dục và Đào tạo và thông báorộng rãi thông tin này tới các đơn vị, cá nhân trong toàn Trường. Sau khi nhận đượcthông tin này, tác giả - một nghiên cứu sinh đã nhận thức được nếu muốn thực hiệnnhiệm vụ này, Nhà trường phải xây dựng được một kế hoạch chiến lược trong lĩnhvực công nghệ thông tin. Sau khi tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu về một số hướng tiếpcận liên quan tới kế hoạch chiến lược trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tác giả pháthiện thấy hướng tiếp cận về lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược khá phù hợpvới yêu cầu đổi mới này bởi các lý do sau: 2 Thứ nhất, trên thế giới, kể từ năm 1990 đến nay, lập kế hoạch hệ thống thôngtin chiến lược (Strategic Information System Planning - SISP) đã được nghiên cứu,triển khai rộng rãi và được coi là một vấn đề quản lý quan trọng bởi SISP hỗ trợ đắclực các tổ chức và doanh nghiệp trong việc thực hiện kế hoạch chiến lược và tăngcường khả năng cạnh tranh bền vững trước các đối thủ. SISP giúp các tổ chức vàdoanh nghiệp xác định nhu cầu thông tin chiến lược, danh mục các ứng dụng/hệthống thông tin và thứ tự ưu tiên phát triển chúng. Ngoài ra, SISP có ảnh hưởng rấtlớn tới hiệu suất, hiệu quả hoạt động và việc ra quyết định của các tổ chức, doanhnghiệp, giúp họ giảm thiểu nguy cơ trong quá trình vận hành và sản xuất, nhanhchóng thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, tối ưu hoá các nguồnlực, gia tăng lợi nhuận và tăng cường mối quan hệ với khách hàng. Để thực hiện SISPthành công phải xây dựng được mô hình SISP phù hợp với thực trạng của đơn vị.Việc triển khai SISP không thành công chủ yếu là do không có sự liên kết hợp lý giữakế hoạch chiến lược và kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược, thiếu nguồn nhân lựccó kinh nghiệm, kinh phí không đủ và thứ tự ưu tiên đầu tư phát triển các ứngdụng/hệ thống thông tin chưa phù hợp. Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra khuyến nghịlà trước khi tiến hành SISP cần nhìn nhận xu thế cơ bản của vòng đời của một hệthống thông tin (HTTT) là theo mô hình thác nước với góc nhìn biến động và xoáytrôn ốc đi lên, không tuyến tính để kế hoạch HTTT có được sự mềm dẻo. Ngoài cácnghiên cứu và ứng dụng SISP cho tổ chức và doanh nghiệp, một số nhà khoa họccũng đã nghiên cứu, vận dụng các lý thuyết SISP cho trường học và trường đại học. Thứ hai, ở trong nước, các lý thuyết về SISP đã được một số trường đại họckhối kinh tế đưa vào giảng dạy, nghiên cứu và vận dụng trong môi trường kinh doanhcủa các công ty, doanh nghiệp. Trong một số công bố trong nước, các nhà khoa họccũng đã ...