Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển một số tổ hợp dâu lai mới tại Lâm Đồng

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 637.21 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu xác định tính thích ứng của 2 tổ hợp dâu lai mới chọn lọc TBL-03, TBL-05 và biện pháp kỹ thuật thích hợp làm cơ sở xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất chất lượng lá nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất dâu tằm ở Lâm Đồng. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển một số tổ hợp dâu lai mới tại Lâm Đồng1MỞ ĐẦU1 Đặt vấn đềTrong suốt chặng đường phát triển, con người luôn phải đối diệnvới cái ăn và cái mặc. Do vậy nghề nông, tang đã xuất hiện, trong đócó nghề trồng dâu nuôi tằm ươm tơ dệt lụa. Nhiều tài liệu cho rằng, nghềtrồng dâu nuôi tằm xuất hiện rất sớm, cách đây trên 5000 năm (HoangLing – Zong, 1987) [56], (Rangaswami et al., 1976), (Soo-Ho Lim,1990).Hiện nay, nghề trồng dâu nuôi tằm vẫn là nghề nông nghiệp quantrọng ở nhiều nơi nước ta, bởi vì đã mở ra hướng giải quyết công ăn việclàm, góp phần xóa đói làm giàu cho nông dân. Ngành sản xuất dâu tằmtơ có đặc thù riêng, trong đó lá dâu có vị trí rất quan trọng vì nó chiếm60% tổng chi phí giá thành sản xuất ra nguyên liệu kén tằm. Mặc dùnước ta có nhiều tiềm năng để phát triển ngành sản xuất dâu tằm tơnhưng trong nhiều năm qua ngành này phát triển rất chậm, không ổnđịnh. Nguyên nhân chủ yếu là do hiệu quả kinh tế chưa cao, giá trị ngàycông lao động thấp.Lâm Đồng là tỉnh thuộc vùng khí hậu sinh thái Tây Nguyên, có điềukiện thời tiết mát mẻ nên rất thuận lợi cho nuôi quanh năm các giống tằmlưỡng hệ có năng suất chất lượng kén tơ cao, nhưng năng suất lá dâu cònrất thấp. Trong những năm qua tại Lâm Đồng đã đưa vào sản xuất một sốgiống dâu mới, thời gian gần đây là tổ hợp lai rất có triển vọng TBL-03,TBL-05. Để phát huy ưu thế của hai tổ hợp dâu lai mới này ở vùng đấtLâm Đồng, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu biện pháp kỹthuật nhằm phát triển một số tổ hợp dâu lai mới tại Lâm Đồng”.2. Mục tiêu của đề tài2.1 Mục tiêu chung:Nghiên cứu xác định tính thích ứng của 2 tổ hợp dâu lai mới chọnlọc TBL-03, TBL-05 và biện pháp kỹ thuật thích hợp làm cơ sở xâydựng quy trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất chất lượng lá nhằmđáp ứng yêu cầu sản xuất dâu tằm ở Lâm Đồng.2.2 Mục tiêu cụ thể:- Xác định ảnh hưởng của tiểu vùng sinh thái đến sinh trưởng pháttriển, năng suất chất lượng và khả năng chống chịu của 2 tổ hợp dâu lai.- Xác định biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính thích hợp để pháttriển nhanh chóng tổ hợp lai ra sản xuất.- Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật để thâm canh tăngnăng suất chất lượng lá dâu.23. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài- Đưa ra được các tư liệu cần thiết làm cơ sở xác định vùng sinhthái thích hợp cho 2 tổ hợp dâu lai.- Xây dựng cơ sở dữ liệu góp phần lựa chọn kỹ thuật nhân giống vôtính để đạt hệ số nhân giống cao.- Xây dựng cơ sở dữ liệu cho các biện pháp kỹ thuật thích hợp chotừng tổ hợp ở các vùng sinh thái.3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tàiXác định tính thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật thích hợp chohai tổ hợp dâu lai mới TBL-03, TBL-05 tại Lâm Đồng là cơ sở góp phầnnâng cao năng suất chất lượng lá dâu và số lượng cây giống đáp ứng yêucầu của sản xuất. Từ đó làm tăng hiệu quả kinh tế cho nghề trồng dâunuôi tằm và tăng thu nhập cho nông dân.4. Giới hạn của đề tài- Diện tích trồng dâu tại tỉnh Lâm Đồng chiếm trên 90% tổng diệntích trồng dâu của cả vùng Tây Nguyên, trong đó lại tập trung vào 3 tiểuvùng sinh thái của tỉnh. Vì thế địa điểm nghiên cứu được tiến hành ở 3tiểu vùng sinh thái trọng điểm trồng dâu nuôi tằm của tỉnh Lâm Đồng.- Do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn, đề tài này chỉ tập trungnghiên cứu xác định tính thích ứng của hai tổ hợp lai tại Lâm Đồng, cùngvới một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu. Đối với nghiên cứu xác định tínhthích ứng chỉ tập trung theo dõi sinh trưởng phát triển, năng suất chấtlượng lá và mức độ nhiễm sâu bệnh. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống ởmức độ riêng rẽ từng thí nghiệm cho nên chưa xác định hệ số nhân giống.5. Tính mới của đề tài- Thông qua một số chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng phát triển,năng suất chất lượng lá và mức độ nhiễm sâu bệnh hại đã góp phần xácđịnh được tính thích ứng của 2 tổ hợp dâu lai TBL-03, TBL-05 ở 3 vùngsinh thái Lâm Đồng. Từ đó có cơ sở khoa học và thực tiễn đưa trồng 2 tổhợp lai này vào sản xuất.- Sử dụng phương pháp nhân giống vô tính bằng đoạn hom ngắn,hom chưa thành thục có xử lý chất kích thích ra rễ thông qua vườn ươmvà một số biện pháp kỹ thuật trong vườn ươm. Kết quả nghiên cứu nàyđã làm tăng hệ số nhân giống vô tính lên nhiều lần góp phần mở rộng vàđưa nhanh diện tích trồng tổ hợp lai mới vào sản xuất.- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật thích hợp như chế độbón phân vô cơ, mật độ trồng và thời vụ đốn dâu trong năm cho 2 tổ hợpdâu lai để nâng cao năng suất chất lượng lá ở 3 vùng sinh thái.3CHƯƠNG 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 Nghiên cứu về giống và tính thích ứng của giống dâuDựa trên các phương pháp chọn lọc giống, Ấn Độ đã đưa ra sảnxuất các giống dâu có năng suất cao như Kanva-2, Mysore local. Haigiống trên cho năng suất lá cao, 25 - 30 tấn/ha, tính thích ứng rộng vớinhiều bang của Ấn Độ (Mallikarjunappa and Bongale, 1992). ViệnNghiên cứu và đào tạo Dâu tằm tơ trung ương - Mysore ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: