Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của Ngô Tất Tố

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 605.20 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (25 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn, nêu bật những nét riêng độc đáo tạo nên phong cách nghệ thuật của ông, đồng thời cũng xác định rõ vị trí và những đóng góp của nhà văn trong tiến trình phát triển của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra những hạn chế về ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của Ngô Tất Tố BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI --------------------------------- ĐOÀN THỊ THÚY HẠNH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬTTRONG SÁNG TÁC CỦA NGÔ TẤT TỐ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 9. 22.01.21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TRẦN ĐĂNG XUYỀN Hà Nội - 2020 Luận án được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Đăng Xuyền Phản biện 1: PGS.TS Biện Minh Điền Trường Đại học Vinh Phản biện 2: PGS.TS Tôn Phương Lan Viện Văn học Phản biện 3: PGS.TS Lý Hoài Thu Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn- ĐH Quốc gia Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại: Vào hồi ….. giờ….. phút, ngày….. tháng năm 2020Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc Gia, Hà Nội - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN1. Đoàn Thị Thúy Hạnh (2019), Ngôn ngữ đối thoại trong một số tác phẩm của Ngô Tất Tố, Tạp chí khoa học, số 59 ( 02/ 2019), Trường ĐHSP Hà Nội 22. Đoàn Thị Thúy Hạnh (2019), Giọng điệu trần thuật trong một số tác phẩm của Ngô Tất Tố, Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội 2, Số 60, tháng 4 năm 20193. Đoàn Thị Thúy Hạnh (2020), Suy ngẫm về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ngô Tất Tố, Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội 2, Số 65, tháng 2 năm 20204. Đoàn Thị Thúy Hạnh (2020), Nguyên tắc tổ chức ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn Ngô Tất Tố, Tạp chí lý luận phê bình văn học nghệ thuật, tháng 04 năm 2020 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1 Ngô Tất Tố là một trong những cây bút xuất sắc của dòng văn học hiệnthực phê phán và là một tác giả tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại nửa đầuthế kỉ XX. Cuộc đời, sự nghiệp và các sáng tác đặc sắc của ông trở thành những bàihọc, những chuyên đề nghiên cứu của văn học nhà trường từ bậc phổ thông đến caođẳng, đại học. Do vậy có thể khẳng định sự nghiệp văn học của Ngô Tất Tố xứngđáng được nghiên cứu trên nhiều phương diện. 1.2 Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Ngôn ngữ nghệ thuật góp phần tạo nên chỗđứng và phong cách độc đáo cho từng nhà văn. Các công trình nghiên cứu về ngônngữ nghệ thuật giúp định hình rõ nét hơn phong cách nghệ thuật của từng nhà văn vàkhẳng định vị trí của họ trên diễn đàn văn học. Qua đó cũng giúp chúng ta tìm hiểuthêm về đặc điểm ngôn ngữ văn học của từng thời kì. 1.3 Các nghiên cứu tập trung chủ yếu về nội dung tư tưởng, phương diện nghệthuật , còn ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố là khoảng trống chưa được đề cập đến.Do vậy chúng tôi chọn vấn đề này nhằm nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống vềngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn. 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu luận án là ngôn ngữ nghệ thuật trongsáng tác tiêu biểu của Ngô Tất Tố. 2.2 Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát những tácphẩm đặc sắc đã làm nên phong cách nghệ thuật, khẳng định vị trí của nhà văn. Đó làtiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự... của nhà văn trước Cách mạng. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1 Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật trong các sáng táccủa Ngô Tất Tố nhằm chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn, nêu bậtnhững nét riêng độc đáo tạo nên phong cách nghệ thuật của ông, đồng thời cũng xácđịnh rõ vị trí và những đóng góp của nhà văn trong tiến trình phát triển của văn xuôi 2hiện đại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra những hạn chế về ngôn ngữnghệ thuật trong sáng tác của nhà văn. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu, luận án đã thực hiện các nhiệm vụ sau: (1)Giới thuyết các vấn đề lý thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật; (2) Tổng quan tình hìnhnghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật trên thế giới và Việt Nam, về nghiên cứu Ngô TấtTố; (3) Khảo sát, thống kê, nhận diện các đặc điểm ngôn ngữ và các nguyên tắc tổchức ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố; (4) Tìm hiểu, phân tích ngôn ngữ nghệthuật của Ngô Tất Tố ở các phương diện: ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ nhân vật vàmột số phương tiện nghệ thuật tiêu biểu ...(5) So sánh ngôn ngữ nghệ thuật của NgôTất Tố với các nhà văn cùng giai đoạn văn học. Từ đó, tìm ra những nét riêng vànhững đóng góp của tác giả đối với tiến trình ngôn ngữ của văn xuôi Việt Nam. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Phương pháp nghiên cứu tác giả: Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật củaNgô Tất Tố đặt đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với cuộc đời và sự nghiệpsáng tác của nhà văn. 4.2 Phương pháp nghiên cứu hệ thống: Để làm rõ đặc điểm ngôn ngữ nghệthuật của Ngô Tất Tố chúng tôi đã tìm hiểu, đặt nó trong mối quan hệ logic chặt chẽtừ việc tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử xã hội, hoàn cảnh cá nhân, phát hiện ra nguyên tắctổ chức ngôn ngữ… 4.3 Phương pháp thống kê phân loại: Trong luận án chúng tôi đã khảo sátcác vấn đề sau: khảo sát các tác phẩm của Ngô Tất Tố, một số tác phẩm của các nhàvăn hiện thực khác như Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao… Qua đó thuthập số liệu thống kê, phân tích các đối tượng tương đồng nhằm thấy rõ những điểmchung và những điểm khác biệt của nhà văn Ngô Tất Tố với các nhà văn khác. 4.4 Phương pháp so sánh: Trong quá trình tìm hiểu và phân tích từng tácphẩm của Ngô Tất Tố, chúng tôi luôn đặt trong sự so sánh, đối chiếu với các nhà vănkhác, đặc biệt các nhà văn cùng thời nhằm tìm ra những nét riêng, độc đáo của nhàvăn về cách tổ chức ngôn ngữ nghệ thuật, về phong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: