Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 278.57 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài đã đặt thơ chữ Hán Cao Bá Quát trong tiến trình của văn học dân tộc, so sánh thơ ca của ông với thơ chữ Hán của các tác giả tiêu biểu trước và cùng thời với ông, đề tài nhằm tìm ra những điểm riêng, mang tính chất đổi mới của Cao Bá Quát. Từ đó, đề tài xác định, tìm hiểu những đóng góp của Cao Bá Quát đối với văn học Việt Nam thời trung đại, thấy được vai trò dự báo cho sự phá cách của cả một thế hệ, góp phần tạo nên đặc điểm giao thời của văn học trung đại với văn học hiện đại trong thế kỉ XIX.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------- NGUYỄN THỊ TÍNH THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁTNHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.34.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2014 CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lã Nhâm Thìn Trường Đại học Sưphạm Hà Nội Phản biện 1: PGS. TS. Trịnh Khắc Mạnh Viện Nghiên cứu Hán Nôm Phản biện 2: PGS. TS. Đinh Thị Khang Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 3: GS. TS. Trần Ngọc Vương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường, họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi ..... giờ....., ngày ..... tháng ..... năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Về khoa học cơ bản 1.1.1. Cao Bá Quát (1808 - 1855) không chỉ là một nhân vật lịchsử mà còn là một trong những cây bút sáng tác bằng chữ Hán lớn nhấttrong lịch sử văn học dân tộc. 1.1.2. Những đổi mới của thơ chữ Hán Cao Bá Quát chưa đượcnghiên cứu một cách thấu đáo và có hệ thống. 1.1.3. Cao Bá Quát là một trong số rất ít cây bút trong văn họcViệt Nam trung đại có phong cách sáng tác. Văn chương của ông cónhững đóng góp mang ý nghĩa mới cả về nội dung và nghệ thuật. 1.2. Về ý nghĩa thực tiễn Đề tài này góp phần phục vụ việc giảng dạy văn chương Cao BáQuát nói riêng, văn học Việt Nam trung đại nói chung ở các cấp họchiệu quả hơn. Đề tài còn giúp việc nghiên cứu toàn diện về Cao Bá Quát có hệthống hơn. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Đặt thơ chữ Hán Cao Bá Quát trong tiến trình của văn học dântộc, so sánh thơ ca của ông với thơ chữ Hán của các tác giả tiêu biểutrước và cùng thời với ông, đề tài nhằm tìm ra những điểm riêng, mangtính chất đổi mới của Cao Bá Quát. - Từ đó, đề tài xác định những đóng góp của của Cao Bá Quátđối với văn học Việt Nam thời trung đại, thấy được vai trò dự báo chosự phá cách của cả một thế hệ, góp phần tạo nên đặc điểm giao thời củavăn học trung đại với văn học hiện đại trong thế kỉ XIX. 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Thơ chữ Hán Cao Bá Quát gồm 1212 bài được dịch ra tiếngViệt, in trong Cao Bá Quát toàn tập. - Thơ chữ Hán của một số tác giả tiêu biểu trong văn học ViệtNam trung đại (Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phan ThúcTrực, Nguyễn Miên Thẩm…). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Những điểm mới về nội dung và nghệ thuậtthơ chữ Hán Cao Bá Quát so với các tác giả trước và cùng thời với ôngtrong văn học Việt Nam trung đại. - Phạm vi tư liệu: + Cao Bá Quát toàn tập (Mai Quốc Liên chủ biên), hai tập,Nxb.Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2004, 2012. + Các tác phẩm thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn BỉnhKhiêm, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phan Thúc Trực, Nguyễn Văn Lý,Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Miên Thẩm… 4. Phương pháp nghiên cứu Tác giả chủ yếu vận dụng các phương pháp: so sánh đối chiếu,hệ thống, lịch sử, tiếp cận liên ngành, đọc sâu, phương pháp phân tích -tổng hợp, phương pháp loại hình học tác giả … để thực hiện đề tài. 5. Đóng góp của luận án - Luận án là công trình đầu tiên khảo sát, thống kê toàn bộ thơchữ Hán Cao Bá Quát - 1212 bài thơ. 3 - Luận án bổ sung những lí giải mới, chỉ ra được sự độc đáo,mới mẻ của thơ chữ Hán Cao Bá Quát về nội dung và nghệ thuật. - Luận án nêu bật những đóng góp của Cao Bá Quát trong tiếntrình văn học dân tộc, góp phần nhận diện sự vận động và phát triển củavăn học dân tộc. - Luận án góp phần cung cấp thêm tài liệu giảng dạy về tác giả,tác phẩm Cao Bá Quát ở các cấp đào tạo được tốt hơn. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài những phần quy định chung, luận án được trình bày thành4 chương: Chương 1: Tổng quan Chương 2: Những tiền đề tạo nên điểm mới trong thơ chữ HánCao Bá Quát Chương 3: Những điểm mới về nội dung Chương 4: Những điểm mới về nghệ thuật CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Lịch sử văn bản thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Năm 1970, công trình tập thể Thơ chữ Cao Bá Quát do nhómVũ Khiêu tuyển dịch và biên soạn có 161 bài, số bài thơ chữ Hán đượcxác định của Cao Bá Quát là 1353 bài. - Năm 1984, nhân lần in thứ 3, tập sách đổi tên thành Thơ vănCao Bá Quát, đăng 156 bài, rút bỏ 5 bài do nhóm biên soạn phát hiện 4các bài thơ ấy là của tác giả khác. Nhưng cuốn sách “vẫn còn khoảng 5bài nữa không phải của Cao Bá Quát”. - Theo kết luận của nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Quận, sốlượng thơ chữ Hán của Cao Bá Quát là 1335 bài. Tuy nhiên, tác giảcũng nói rõ, trong 1335 bài ấy, còn có một số bài cần khảo sát thêm vềmặt văn bản học. - Năm 2004 và năm 2012, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, nhàxuất bản Văn học đã xuất bản Cao Bá Quát toàn tập, trong đó công bố1212 bài thơ chữ Hán, còn 123 bài chưa được công bố so với kết luậncủa nhà nghiên cứu. Do đó, vấn đề văn bản thơ chữ Hán Cao Bá Quát tuy đã có kếtquả to lớn, song vẫn cần được khảo sát, nghiên cứu thêm để hoàn thiện. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: