Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ nữ việt nam sau 1975 những tìm tòi và cách tân

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 448.71 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm nhận diện, lí giải những tìm tòi và cách tân của thơ nữ Việt Nam từ sau 1975 đến nay trên một số phương diện của nội dung và nghệ thuật. Đánh giá ý nghĩa của sự đổi mới thơ nữ sau 75 với sự phát triển của thơ Việt, đồng thời khẳng định vị trí và những đóng góp của các nhà thơ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ nữ việt nam sau 1975 những tìm tòi và cách tân BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ________________________________________________ LÊ THÙY NHUNG THƠ NỮ VIỆT NAM SAU 1975NHỮNG TÌM TÒI VÀ CÁCH TÂN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9.22.01.21TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2021 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHƯỢNG PGS. NGUYỄN VĂN LONG Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn Viện Văn học Phản biện 2: PGS.TS Biện Minh Điền Trường Đại học Vinh Phản biện 3: TS. Trần Hạnh Mai Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm…Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc Gia, Hà Nội - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Tìm tòi và cách tân trong văn học không chỉ là đòi hỏi tinh thần của côngchúng, của thời đại trước những tác động, biến đổi của thời đại ấy, mà còn là nhu cầutự thân để nghệ thuật tồn tại, thoát khỏi lối mòn. Phát hiện ra những tìm tòi và cáchtân trong văn học là cần thiết, giúp chúng ta có được cái nhìn rõ nét hơn về đặc điểmvà sự vận động của văn học qua mỗi giai đoạn, đồng thời mở ra những hướng nghiêncứu văn học mới. 1.2. Sau 1975, thơ nữ có những thay đổi lớn trong diện mạo và tạo nên nhữngcuộc tranh luận về đổi mới thơ khá sôi nổi. Đa số ý kiến cho rằng, vị thế của thơ nữđang dần được khẳng định với sự xuất hiện của đội ngũ thơ nữ đông đảo và nhữngthể nghiệm độc đáo, mới lạ. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí xungđột, phản ứng gay gắt trước một số hiện tượng thơ có đổi mới táo bạo. Từ nhữngtranh luận ấy, việc chỉ ra sự tìm tòi và cách tân cụ thể trong thơ nữ sau 75 sẽ gópphần giúp người đọc, người nghiên cứu có cái nhìn đánh giá khách quan hơn về diệnmạo và đóng góp của thơ nữ cho sự phát triển của thơ Việt Nam đương đại. 1.3. Trong xu thế hội nhập của đời sống văn hóa tinh thần, sự phát triển của cácphong trào nữ quyền trên thế giới có tác động đáng kể tới sự phát triển của văn họcnghệ thuật nước ta. Đặc biệt với thơ nữ sau 75, sự tác động ấy càng đậm nét hơn khiâm hưởng nữ quyền trở thành một trong những mạch nguồn cảm hứng chủ yếu, ảnhhưởng mạnh mẽ tới sự đổi mới của cái tôi trữ tình và một số thể nghiệm hình thứcnghệ thuật. Nó góp phần tạo nên những quan niệm, xu hướng, diện mạo riêng của thơnữ sau 1975. 1.4. Đa số những công trình nghiên cứu thơ nữ Việt Nam sau 75 hiện nay thườngđược nghiên cứu theo hướng tổng quát về đặc điểm thơ, hoặc nhận xét chung trongnhững thay đổi của nền thơ, hoặc đi vào đặc điểm, phong cách của nhà thơ, nhóm nhàthơ. Đã đến lúc chúng ta cần có những công trình nghiên cứu bao quát được nhữngtìm tòi và cách tân trong thơ nữ Việt Nam sau 75 để thấy được đổi mới cụ của thể bộphận thơ này trên con đường hiện đại hóa thơ Việt. Cho đến khi thực hiện đề tài này, những tranh luận về thơ nữ sau 75 chưa phải đãchấm dứt, đặc biệt ở những hiện tượng thơ mang tính thời sự. Chúng tôi mong muốnkết quả nghiên cứu không chỉ góp thêm góc nhìn về những tìm tòi và cách tân của bộ 2phận thơ nữ mà còn giúp nhận diện sâu sắc hơn sự chuyển mình, thành tựu nghệ thuậtvà gợi thêm hướng nghiên cứu khác về bộ phận thơ này. 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào những tìm tòi và cách tân của thơ nữ sau 1975 trên một sốphương diện nội dung (cảm hứng trữ tình, cái tôi trữ tình) và hình thức nghệ thuật(cấu trúc, hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu). 2.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung khảo sát một số hiện tượng thơ nữ sau 75 tiêu biểu sau : Thế hệ nhà thơ nữ trưởng thành từ kháng chiến: Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Phan ThịThanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ. Thế hệ nhà thơ nữ bắt đầu xuất hiện sau 75: Phạm Thị Ngọc Liên, Lê Thị Mây,Nguyễn Thị Hồng Ngát, Đoàn Thị Lam Luyến, Dư Thị Hoàn, Lê Khánh Mai, Vũ ThịHuyền. Thế hệ nhà thơ nữ xuất hiện từ nửa cuối thập niên 90 đến nay: Phan Huyền Thư,Nguyễn Phan Quế Mai, Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Ngọc Tư, Từ Huy,Ng.anhanh, Lữ Thị Mai, Như Quỳnh de Prelle, Nguyễn Thị Thúy Hạnh. Cụ thể hơn, khi nghiên cứu những hiện tượng này, chúng tôi đi vào khảo sát mộtsố tác phẩm tiêu biểu (Danh mục tham khảo/ III. Các tác phẩm khảo sát) Luận án cũng sử dụng một số tác phẩm giai đoạn trước 75 và một số tác phẩm củacác nhà thơ nam sau 75 để việc đối chiếu so sánh thuyết phục hơn. 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu: Nhận diện, lí giải những tìm tòi và cách tân của thơ nữ Việt Nam từ sau 1975 đếnnay trên một số phương diện của nội dung và nghệ thuật. Đánh giá ý nghĩa của sự đổimới thơ nữ sau 75 với sự phát triển của thơ Việt, đồng thời khẳng định vị trí vànhững đóng góp của các nhà thơ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xác định quan niệm tìm tòi và cách tân trên cơ sở lí luận, đồng thời nhìn lại tìnhhình nghiên cứu về những tìm tòi và cách tân trong thơ nữ sau 75 để có cơ sở tiếp cậnđối tượng nghiên cứu. Nhận diện khái quát bức tranh diện mạo của thơ nữ Việt Nam sau 75 qua cácchặng đường nối tiếp, song hành giữa các thế hệ nhà thơ, những quan niệm thơ vànhững xu hướng cách tân thơ. 3 Tập trung phân tích những tìm tòi, cách tân của thơ nữ sau 75 trên phương diệncảm hứng và cái tôi trữ tình. Chỉ ra những tìm tòi và cách tân cụ thể trên các phươngdiện cấu trúc, hình ảnh, ngôn ngữ, giọng đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: