Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thực tiễn và vị trí của Tiếng Pháp và Pháp ngữ ở Huế

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 461.83 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này đặt mục tiêu phác thảo nên chân dung của một cộng đồng Pháp ngữ địa phương ở một khu vực của châu Á, nơi mà mật độ và tần suất sử dụng tiếng Pháp khá thấp so với các khu vực khác trên thế giới, từ đó thử lồng chân dung đó vào trong bối cảnh của đa ngôn ngữ ở Việt Nam và châu Á để làm nổi bật các khía cạnh về ứng dụng ngôn ngữ, về văn hóa xã hội và địa chính trị của cộng đồng Pháp ngữ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thực tiễn và vị trí của Tiếng Pháp và Pháp ngữ ở Huế ĐẠI HỌC HÀ NỘI Khoa Đào tạo Sau Đại học ĐẠI HỌC LOUVAIN Khoa Triết học, Nghệ thuật và Văn chương TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỰC TIỄN VÀ VỊ TRÍ CỦA TIẾNG PHÁP VÀ PHÁP NGỮ Ở HUẾNghiên cứu sinh : Nguyễn Sinh ViệnHướng dẫn khoa học : PGS.TS Đường Công Minh Đại học Hà NộiĐồng hướng dẫn : GS. TS Silvia LUCCHINI Đại học LouvainĐể được công nhận Tiến sĩ Ngôn ngữ Pháp (Đại học Hà Nội) và Tiến sĩ Ngôn ngữ và Vănchương (Đại học Louvain)Chuyên ngành : Ngôn ngữ Pháp Mã ngành : 9.22.02.03Phản biện thứ nhất : PGS.TS Trần Đình Bình Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà NộiPhản biện thứ hai : GS. TS Costantino Maeder Đại học Louvain Hà Nội, tháng 4/2020 PHẦN MỞ ĐẦUĐặt vấn đề : Lựa chọn đề tài và địa bàn thực hiện Nằm trên thềm lục địa của một trong những đầu mối giao thông lớn ởchâu Á, giữa tiểu lục địa Ấn Độ và các quốc gia vùng Viễn Đông, Việt Nam làmột quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của các nước láng giềng và được xem làbàn đạp để một số quốc gia tiếp cận với các đảo quốc ở Nam Thái Bình Dương. Là thủ đô của đất nước ở thời điểm người Pháp xuất hiện vào thế kỷXVII, Huế đương nhiên là nơi diễn ra những sinh hoạt chính trị sôi động bậcnhất của quốc gia, cả đối nội lẫn đối ngoại. Chính tại nơi này của miền TrungViệt Nam, những tiếp xúc, đàm phán và trao đổi quan trọng với phương Tâynói chung và nước Pháp nói riêng đã diễn ra từ trước thời điểm 1 tháng 9 năm1858, ngày mà thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng để từ đó áp đặt chế độ thuộcđịa hàng trăm năm của họ lên quốc gia Đông Nam Á này. Lịch sử của mốiquan hệ giữa người Huế với ngôn ngữ và văn hóa Pháp cũng bắt đầu từ thời kỳnày, trải qua nhiều biến động của đất nước. Việc lựa chọn Huế như là một điển hình để từ đó khái quát và nêu bậtnhững đặc tính của việc phát triển tiếng Pháp và cộng đồng Pháp ngữ tại ViệtNam trước hết xuất phát từ gắn bó cá nhân, bên cạnh những đặc thù của Huế,một thành phố có xu hướng sử dụng tiếng Pháp không điển hình, kế thừa từlịch sử phát triển của nó, cùng với những nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội và hộinhập quốc tế. Đề tài này là kết quả của những quan sát cá nhân, của nghiên cứuvề đa ngôn ngữ, về những dịch chuyển địa chính trị gần đây của cộng đồngPháp ngữ trên thế giới và về vai trò và vị trí của các quốc gia Pháp ngữ hoặc cóxu hướng yêu thích ngôn ngữ và văn hóa Pháp do kế thừa lịch sử như trườnghợp của Việt Nam. Ngoài ra, cũng cần lưu ý những đóng góp của các định chếquốc gia và địa phương trong việc phổ biến ngôn ngữ này cũng như việc thúcđẩy phát triển cộng đồng Pháp ngữ ở một mức độ cao hơn, ngày càng tập trungvào chất lượng tăng trưởng, xuất phát từ những đặc thù ngôn ngữ của khu vựcĐông Nam Á so với các khu vực khác trên thế giới. Công trình này là một nghiên cứu đa ngành, bao gồm xã hội học, ngônngữ xã hội học và nhân học. Nó đề cập đến các lĩnh vực và đối tượng khácnhau để đi đến một cách tiếp cận và một công cụ phân tích phù hợp với đốitượng nghiên cứu.Mục đích, vấn đề và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này đặt mục tiêu phác thảo nên chân dung của một cộngđồng Pháp ngữ địa phương ở một khu vực của châu Á, nơi mà mật độ và tầnsuất sử dụng tiếng Pháp khá thấp so với các khu vực khác trên thế giới, từ đóthử lồng chân dung đó vào trong bối cảnh của đa ngôn ngữ ở Việt Nam và châuÁ để làm nổi bật các khía cạnh về ứng dụng ngôn ngữ, về văn hóa xã hội và địachính trị của cộng đồng Pháp ngữ. Để làm được điều này, điều quan trọng làphải làm nổi bật những đặc thù của khái niệm cộng đồng Pháp ngữ, trong bốicảnh toàn cầu và theo nghĩa thuần túy ngôn ngữ của khái niệm này, bên cạnhcác giá trị địa chính trị và văn hóa mà nó bao hàm. Logic tham chiếu đó đã gợi lên các câu hỏi nghiên cứu sau: Đâu làchìa khóa để đảm bảo một sự phát triển cân bằng của cộng đồng Pháp ngữ, cótính đến đặc thù của các khu vực địa lý có sự hiện diện của tiếng Pháp? Đối vớicác khu vực không phải là khu vực truyền thống hoặc tiềm năng cho việc sửdụng tiếng Pháp, liệu có cách nào để cải thiện tình hình và theo định hướngnào? Nếu đa ngôn ngữ là một thực tế, làm thế nào để vận dụng chính sách ngônngữ vào thúc đẩy việc sử dụng ngôn ngữ? Những nỗ lực và phương tiện nàocần huy động để triển khai? Với nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu dựa vào các phương pháp môtả, đi kèm với các phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp thựcnghiệm: bảng câu hỏi, quan sát, phỏng vấn và nghiên cứu các t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: