Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên an toàn thông tin ở các trường đại học khối quốc phòng trong bối cảnh hiện nay

Số trang: 36      Loại file: doc      Dung lượng: 509.50 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (36 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu luận án là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát triển và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục đại học, cũng như thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ATTT ở các trường đại học khối quốc phòng hiện nay, từ đó đề xuất được các giải pháp phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối quốc phòng nhằm góp phần vào việc đào tạo NNL chất lượng cao về ATTT cho QPAN và KTXH trong bối cảnh hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên an toàn thông tin ở các trường đại học khối quốc phòng trong bối cảnh hiện nay 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh phát triển và bùng nổ  của công nghệ  thông tin và dữ  liệu,  các thông tin, dữ  liệu đang trở  thành nguồn tài nguyên quan trọng cần được bảo   vệ. Trong quá trình khai phá và tìm kiếm tri thức từ dữ liệu, vấn đề an toàn thông  tin đã và đang có những thách thức. Tình hình an toàn thông tin  ở Việt Nam đã và  đang có những diễn biến phức tạp. Các cơ  quan đặc biệt nước ngoài, các thế  lực  thù địch, phản động tăng cường hoạt động tình báo, gián điệp, khủng bố, phá hoại  hệ thống thông tin; tán phát thông tin xấu, độc hại nhằm tác động chính trị nội bộ,  can thiệp, hướng lái chính sách, pháp luật của Việt Nam.  Gia tăng hoạt động tấn  công mạng nhằm vào hệ  thống thông tin quan trọng quốc gia, hệ thống thông tin  quan trọng về  an ninh quốc gia.  Tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực  thông tin diễn biến phức tạp, gia tăng về  số  vụ, thủ  đoạn tinh vi, gây thiệt hại   nghiêm trọng về nhiều mặt.  Chính phủ  đã có nhiều chủ  trương, chính sách và các biện pháp nhằm phát  triển và đảm bảo an toàn thông tin, đặc biệt là chủ  quyền không gian mạng. Các  cơ  sở  pháp lý có thể  được kể  đến như  là Luật An toàn Thông tin mạng (2015),   Luật An ninh mạng (2018) đã khẳng định và thể  chế  hóa các chủ  trương, đường  lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về an toàn thông tin, bảo vệ thông tin và hệ  thống thông tin, góp phần bảo vệ chủ  quyền quốc gia trên không gian mạng. Để  đảm bảo an toàn thông tin trong bối cảnh xã hội thông tin ở nước ta hiện nay, vấn   đề đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực an toàn thông tin tại các cơ quan, đơn vị,   chủ  thể  quản lý đang được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ  hết. Đặc biệt chú trọng  các lực lượng chuyên trách thuộc lĩnh vực QPAN và KTXH.  Trong lĩnh vực an toàn thông tin, các chuyên gia an toàn thông tin nước ngoài   sẽ không chia sẻ hết những kinh nghiệm phòng chống tấn công mạng do đây luôn  là thông tin bí mật của các đơn vị. Vì vậy để có thể đào tạo nguồn nhân lực chất  lượng cao về ATTT cho KTXH nói chung và lĩnh vực QPAN nói riêng, vai trò của  ĐNGV ngành an toàn thông tin  ở  các trường đại học khối QPAN là cực kỳ  quan  trọng.  Với ý nghĩa nêu trên, vấn đề phát triển ĐNGV ngành an toàn thông tin  ở  các   trường đại học khối QPAN được đặt ra như  một đòi hỏi tất yếu đối với các cấp   quản lý; đặc biệt là với các chủ  thể  quản lý của các trường đại học khối QPAN   được giao đào tạo trọng điểm về  an toàn thông tin. Vì vậy NCS lựa chọn đề  tài   “Phát triển đội ngũ giảng viên an toàn thông tin ở các trường đại học khối quốc   phòng trong bối cảnh hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ chuyên  ngành Quản lý giáo dục. 2 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ  sở  nghiên cứu những vấn đề  lý luận về  phát triển và phát triển  nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục đại học, cũng như  thực trạng phát triển   đội ngũ giảng viên ATTT  ở  các trường đại học khối quốc phòng hiện nay, từ  đó  đề  xuất được các giải pháp phát triển ĐNGV ngành ATTT  ở  các trường đại học   khối quốc phòng nhằm góp phần vào việc đào tạo NNL chất lượng cao về ATTT   cho QPAN và KTXH trong bối cảnh hiện nay.  3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu  3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác phát triển ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Phát triển ĐNGV ngành ATTT  ở  các trường đại học khối QPAN theo lý  thuyết phát triển nguồn nhân lực.  4. Giả thuyết khoa học Đứng trước yêu cầu đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng  cao về ATTT cho lĩnh vực QPAN và KTXH thì ĐNGV ngành ATTT  ở các trường  đại học khối QPAN còn nhiều hạn chế bất cập. Đề xuất và áp dụng các giải pháp  phát triển ĐNGV ngành ATTT phù hợp với tình hình mới được xây dựng dựa trên:  lý thuyết phát triển nguồn nhân lực, khung năng lực nghề  nghiệp ĐNGV ngành  ATTT. Các giải pháp đề  xuất giúp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về  ATTT cho lĩnh vực QPAN và KTXH trong bối cảnh hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu  Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển  ĐNGV Đại học, chỉ ra các thành tố  cơ  bản, phân tích các tính chất đặc thù  ảnh hưởng đến việc phát triển  ĐNGV  ngành ATTT. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác phát triển  giảng viên ngành  ATTT và các yếu tố  ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV ngành ATTT. Đề  xuất các  giải pháp phát triển ĐNGV ngành ATTT, tổ  chức thử nghiệm một giải pháp phát  triển ĐNGV ngành ATTT nhằm khẳng định tính hiệu quả của các giải pháp. 6. Câu hỏi nghiên cứu  ĐNGV ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN có vai trò như thế nào  trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và đổi mới giáo dục hiện nay?, giải   pháp nào để  phát triển ĐNGV ngành ATTT đủ  về  số  lượng, hợp lý về  cơ  cấu,   đảm bảo về  chất lượng theo yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về  ATTT cho lĩnh vực QPAN và KTXH trong bối cảnh các thách thức về an ninh phi  truyền thống gây ra bởi sự  phát triển công nghệ  và toàn cầu hóa trong bối cảnh  hiện nay?  7. Phạm vi nghiên cứu  3 Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại 03 trường đại  học khối QPAN được Thủ  tướng chính phủ  giao đào tạo trọng điểm về  ATTT  gồm: Học Viện Kỹ thuật mật mã – Bộ Quốc phòng; Học Viện Kỹ thuật Quân sự ­  Bộ Quốc phòng; Học Viện an ninh Nhân dân – Bộ Công an. Giới hạn về khách thể điều tra: Điều tra Cán bộ  quản lý, Giảng viên, Sinh  viên, Học viên cao học, Nghiên cứu sinh ngành ATTT  ở  các trường đại học khối  QPAN. 4 8. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp  tiếp  ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: