Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh

Số trang: 30      Loại file: doc      Dung lượng: 221.50 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (30 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận án này nhằm xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS của thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh 1 MỞ ĐẦU  1. Lý do chọn đề tài Nghị   quyết   Hội   nghị   lần   thứ   Tám   Ban   Chấp   hành   Trung  ương Đảng khóa XI chỉ  ra một trong những nhiệm vụ, giải pháp   quan trọng để  thực hiện thành công mục tiêu đổi mới văn bản và   toàn   diện   giáo   dục,   đào   tạo   là:   “Tiếp   tục   đổi   mới   mạnh   mẽ  phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích   cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người  học;   khắc  phục  lối   truyền  thụ   áp  đặt   một   chiều,   ghi   nhớ   máy  móc”. Ở cấp THCS, Ngữ văn là môn học có vị trí quan trọng.  Chương  trình giáo dục phổ  thông môn Ngữ  văn 2018 chỉ  rõ: “Chương trình  môn Ngữ văn vận dụng các phương pháp giáo dục theo định hướng  chung là dạy học tích hợp và phân hóa;… phát huy tính tích cực, chủ  động, sáng tạo trong học tập và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học   sinh”. Vì vậy, quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ  văn có vai trò hết  sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ  văn nói riêng, thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung. Những năm qua, quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ Văn ở các  trường THCS trên địa bàn Thành phố  Hà Nội đã đạt được một số  thành tựu nhưng cùng còn nhiều hạn chế, bất cập cả  trong nhận   thức,   trách   nhiệm   đến   tổ   chức,   chỉ   đạo   đổi   mới   phương   pháp  giảng dạy và phương pháp học tập;…  Vì vậy, việc lựa chọn đề  tài “Quản lý đổi mới PPDH môn   Ngữ  văn  ở  các trường THCS trên địa bàn thành phố  Hà Nội theo   hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh ” để nghiên cứu  là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu 2 Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đổi mới PPDH   môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học  tập của học sinh, trên cơ  sở  đó đề  xuất biện pháp quản lý   đổi mới  PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội  theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh nhằm góp phần  nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ  văn ở  các trường THCS của  thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến luận án. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý đổi mới PPDH môn Ngữ  văn ở các trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực học tập   của học sinh. Khảo sát, đánh giá thực trạng và chỉ rõ nguyên nhân ưu điểm,  hạn   chế  quản   lý  đổi   mới   PPDH   môn   Ngữ   văn   ở   các   trườ ng  THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội. Xác định yêu cầu, đề xuất biện pháp quản lý đổi mới PPDH  môn Ngữ  văn  ở  các trường THCS trên địa bàn thành phố  Hà Nội   theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Khảo nghiệm, thử nghiệm biện pháp đã đề xuất. 3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Quản  lý dạy  học  môn  Ngữ   văn  ở   các   trường  THCS  theo  hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Đối tượng nghiên cứu Quản lý  đổi mới PPDH môn Ngữ  văn  ở  các   trường THCS   trên địa bàn thành phố  Hà Nội theo hướng phát huy tính tích cực  học tập của học sinh. Phạm vi nghiên cứu 3 Phạm vi nội dung:  Luận án đi sâu nghiên cứu quản lý  đổi  mới PPDH môn Ngữ văn ở các trường THCS theo hướng phát huy  tính tích cực học tập của học sinh phù hợp với Chương trình giáo  dục   phổ   thông   môn   Ngữ   văn   2018.  Chủ   thể   quản   lý   là   Phòng  GD&ĐT, Ban Giám hiệu nhà trường, tổ trưởng chuyên môn; trong   đó chủ  thể  chính là Hiệu trưởng và tổ  trưởng tổ  xã hội (luận án   thống nhất gọi là tổ trưởng chuyên môn).  Phạm vi khảo sát: CBQL giáo dục là chuyên viên Sở GD&ĐT,  Phòng GD&ĐT ở 4 quận nội thành, thị xã Sơn Tây và 5 huyện; hiệu   trưởng, hiệu phó, tổ  trưởng, tổ  phó chuyên môn và giáo viên giảng  dạy môn Ngữ văn ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội,   tổng số 480 người. Phạm vi thời gian: Các số liệu thống kê sử dụng trong đề tài  luận án giới hạn từ năm 2016 đến nay. 4. Giả thuyết khoa học Chất lượng dạy và học môn Ngữ văn ở các trường THCS theo  hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh phụ  thuộc vào  nhiều yếu tố, trong đó quản lý đổi mới PPDH có vai trò rất quan   trọng. Nếu các chủ thể quản lý thực hiện tổng hợp, đồng bộ các biện   pháp tác động vào nhận thức, kế hoạch hóa, chỉ đạo hoạt động của tổ  chuyên môn; tổ chức bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên  và phương pháp học tập của học sinh theo Chương trình giáo dục phổ  thông môn Ngữ  văn 2018; xây dựng môi trường thuận lợi, thường  xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thì sẽ quản lý chặt chẽ và  có hiệu quả  đổi mới PPDH môn Ngữ  văn, góp phần nâng cao chất  lượng dạy học môn học, đáp  ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THCS   hiện nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4 Phương pháp luận nghiên cứu Đề  tài được nghiên cứu dựa trên cơ  sở  phương pháp luận   duy vật biện chứng của chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, quán triệt quan  điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, QLGD. Sử dụng   các quan điểm tiếp cận: Lịch sử  ­ lôgic,  hệ thống ­ cấu trúc, thực   tiễn, quản lý sự thay đổi, các chức năng quản lý Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu lý luận Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Các phương pháp hỗ trợ 6. Những đóng góp mới của luận án Luận án xây dựng khung lý thuyết về   đổi mới PPDH  môn  Ngữ   Văn,   quản   lý  đổi   mới   PPDH  môn  Ngữ   Vă ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: