Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương

Số trang: 30      Loại file: docx      Dung lượng: 132.54 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của tóm tắt luận án "Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương" là làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở trường đại học địa phương để đề xuất các giải pháp quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương đúng yêu cầu, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ******** HÀ THỊ NGỌC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN THEO TIẾP CẬN VỊ TRÍ VIỆC LÀM Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 9.14.01.14TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2024Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤCCán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh TS. Bùi Thị Thu Hương Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm Luận án Tiến sĩ họp tại Học viện Quản lý giáo dục Vào hồi giờ ngày tháng năm 202...Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Trung tâm Thông tin Thư viện - Học viện Quản lý giáo dục2 MỞ ĐẦU1. Lý do lựa chọn đề tài Hiện nay trên thế giới có hai mô hình quản lý nhân lực phổ biến đó là môhình quản lý nguồn nhân lực công theo ngạch bậc (hay còn gọi là mô hình/chếđộ công vụ chức nghiệp) và mô hình quản lý nguồn nhân lực công theo vị tríviệc làm (hay còn gọi là mô hình/chế độ công vụ việc làm). Mỗi mô hình cónhững ưu điểm và hạn chế nhất định. Trong đó, mô hình quản lý nguồn nhânlực theo vị trí việc (VTVL) làm là xu thế phát triển, có những ưu điểm đã vàđang được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm, xem đây là giải pháp gópphần đổi mới phương thức quản lý cán bộ, công chức, viên chức hiện nay. Mụctiêu của quản lý đội ngũ theo tiếp cận VTVL gắn với CDNN và khung năng lựcnhằm hướng tới việc kế hoạch hóa, chuyên nghiệp hóa, chuẩn mực hóa, khoahọc hóa và hiện đại hóa công tác nhân sự, thực hiện tốt chức năng hoạch định,tổ chức, điều khiển và kiểm tra một cách căn bản, chính quy và có hệ thống.Đồng thời quản lý đội ngũ theo tiếp cận VTVL là cơ sở để phân loại, quyhoạch, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, bố trí, đề bạt và thuyênchuyển, sắp xếp lại nhân sự, trả lương, thù lao, thực hiện các chế độ, chính sáchkhác đối với nhân sự. Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm được xem làcông cụ quan trọng nhằm quản lý hiệu quả đội ngũ giảng viên, giúp các trườngtuyển chọn được giảng viên phù hợp với yêu cầu công việc, thiết kế các chươngtrình tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo theo nhu cầu đặt ra. Mặt khác, việc quản lýđội ngũ nói chung và quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làmkhông chỉ giúp cán bộ quản lý trường đại học đánh giá sát mức độ quan trọngcủa từng công việc trong nhà trường, tránh sự chồng chéo trong phân định chứcnăng, nhiệm vụ giữa các bộ phận, cá nhân mà còn là căn cứ để thực hiện việcđánh giá giảng viên, viên chức khác một cách chính xác, khách quan, côngbằng, làm cơ sở để trả lương, thưởng phù hợp. Quản lý đội ngũ giảng viên theotiếp cận vị trí việc làm cho phép lượng hóa các tiêu chí của quy trình tuyểndụng, đào tạo, đánh giá, trả lương... cho giảng viên, vì tất cả xuất phát từ việcphân tích, mô tả các vị trí công việc. Nhờ đó, tính năng động, hiệu suất làm việcvà tính thích ứng cao hơn do tận dụng được khả năng của giảng viên thông quamôi trường “cạnh tranh” trong và ngoài trường, kể cả thu hút các giảng viên tàinăng bên ngoài về giảng dạy ở trường. Tuy nhiên, quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm cònmới ở Việt Nam nói chung và ở các trường Đại học địa phương nói riêng, nêngặp nhiều khó khăn. Để xây dựng và áp dụng quản lý đội ngũ nói chung, độingũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm là một quá trình với rất nhiều khókhăn, phức tạp, nhất là trong việc thiết kế mô hình nhà trường, mô tả công việc,xác định tiêu chuẩn, khung năng lực rõ ràng và cụ thể cho từng vị trí. Mặt khác,4trong quản lý đội ngũ theo tiếp cận này việc chuyển đổi nhân sự giữa các vị tríviệc làm; công tác tuyển dụng để chọn người phù hợp cũng như tiêu chí đánhgiá, các cơ chế giám sát, các biện pháp chế tài đối với hoạt động của giảng viên,quản lý hệ thống lương…cũng có những khó khăn nhất định. Vấn đề đặt ra chocác trường đại học địa phương hiện nay trong quản lý đội ngũ giảng viên là phảixác định rõ cơ cấu, vị trí việc làm của giảng viên trong từng khoa và bộ môn theohướng nâng cao tính chuyên nghiệp; mô tả cụ thể nhiệm vụ của giảng viên, xâydựng hệ thống tiêu chuẩn năng lực; từ đó, thực hiện quản lý, đánh giá giảng viêntheo mức độ hoàn thành khối lượng công việc gắn với vị trí việc làm, tiêu chuẩnchức danh và khung năng lực được xác định theo mỗi vị trí việc làm cụ thể; xâydựng chế độ lương, thưởng và các đãi ngộ khác theo vị trí việc làm phù hợp đểtạo động lực làm việc cho đội ngũ. Ngoài ra, trong bối cảnh đổi mới giáo dục đạihọc, mà yếu tố then chốt là đổi mới quản lý theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: