Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
Số trang: 28
Loại file: pdf
Dung lượng: 458.36 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận án với mục tiêu nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành QTKD bậc đại học, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp và xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM QUỐC LUYẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Hà Nội - 2021 Công trình này được hoàn thành tại HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Lệ Hằng PGS.TS. Nguyễn Khắc Hùng Phản biện 1: PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh Đơn vị công tác: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Trần Thị Minh Hằng Đơn vị công tác: Học viện Quản lý giáo dục Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Văn Sơn Đơn vị công tác: Bộ Giáo dục và Đào tạo Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học Xã hội vào hồi…….giờ…….. ngày……tháng ……năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam; - Thư viện Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học, ngoài việc trang bị kiến thức cho sinh viên, thì việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho SV ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường là hết sức quan trọng và cần thiết, là cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo. Thực tập tốt nghiệp là hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của người học tại môi trường làm việc thực tế sau khi đã được trang bị hệ thống kiến thức lý thuyết và chuyên môn nghiệp vụ ở cơ sở đào tạo trước khi tốt nghiệp. Đây là học phần không thể thiếu trong quá trình đào tạo bậc đại học cho sinh viên nói chung, sinh viên ngành quản trị kinh doanh nói riêng bởi những lợi ích mà quá trình thực tập mang lại. Để hoạt động thực tập của sinh viên ngành QTKD đạt hiệu quả tốt thì cần có sự quản lý hoạt động này từ phía Hiệu trưởng, ban giám hiệu và các phòng ban của nhà trường. Trong giáo dục đại học, để phát triển đúng hướng, đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng đào tạo, cần thiết phải thực hiện chuẩn hóa. Hiện nay, các trường đại học đều đã công bố chuẩn đầu ra và quản lý các hoạt động đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Tuy nhiên, việc quản lý quá trình đào tạo, quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo các chuẩn đầu ra đó ở các trường đại học (trong đó có ngành QTKD) đã thực sự được thực hiện đúng và đem lại hiệu quả thực tiễn như thế nào thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu tại Việt Nam phản ánh, vì vậy cần được tiếp tục nghiên cứu. Mặc dù mới xuất hiện ở Việt nam từ đầu những năm 1990, ngành QTKD đã trở thành một trong những ngành đang được nhiều trường đại học đào tạo. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực QTKD tại Việt Nam chưa đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp. Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân QTKD để đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội. Để thực hiện được yêu cầu đó, bên cạnh các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đào tạo nói chung, cần thiết phải có các nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành QTKD. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này được thực hiện tại Việt Nam nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra” được chọn nghiên cứu. 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành QTKD bậc đại học, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp và xã hội. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên theo tiếp cận chuẩn đầu ra. - Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra. - Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này. - Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra, và thử nghiệm một giải pháp. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra. 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu Trong nghiên cứu này, xuất phát từ tiếp cận chuẩn đầu ra và tiếp cận chức năng quản lý, luận án tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM gồm: lập 2 kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên QTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra. 3.2.2 Giới hạn về không gian nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động TTTN và quản lý hoạt động TTTN trình độ đại học ngành QTKD hệ chính quy ở một số CSĐT đại học tại TP.HCM: ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, ĐH Tài chính - Marketing, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Kinh tế - Luật; ĐH Mở TP.HCM và ĐH Văn Hiến; Nghiên cứu hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD tại các loại hình doanh nghiệp tại TP.HCM và các ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM QUỐC LUYẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Hà Nội - 2021 Công trình này được hoàn thành tại HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Lệ Hằng PGS.TS. Nguyễn Khắc Hùng Phản biện 1: PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh Đơn vị công tác: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Trần Thị Minh Hằng Đơn vị công tác: Học viện Quản lý giáo dục Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Văn Sơn Đơn vị công tác: Bộ Giáo dục và Đào tạo Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học Xã hội vào hồi…….giờ…….. ngày……tháng ……năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam; - Thư viện Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học, ngoài việc trang bị kiến thức cho sinh viên, thì việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho SV ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường là hết sức quan trọng và cần thiết, là cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo. Thực tập tốt nghiệp là hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của người học tại môi trường làm việc thực tế sau khi đã được trang bị hệ thống kiến thức lý thuyết và chuyên môn nghiệp vụ ở cơ sở đào tạo trước khi tốt nghiệp. Đây là học phần không thể thiếu trong quá trình đào tạo bậc đại học cho sinh viên nói chung, sinh viên ngành quản trị kinh doanh nói riêng bởi những lợi ích mà quá trình thực tập mang lại. Để hoạt động thực tập của sinh viên ngành QTKD đạt hiệu quả tốt thì cần có sự quản lý hoạt động này từ phía Hiệu trưởng, ban giám hiệu và các phòng ban của nhà trường. Trong giáo dục đại học, để phát triển đúng hướng, đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng đào tạo, cần thiết phải thực hiện chuẩn hóa. Hiện nay, các trường đại học đều đã công bố chuẩn đầu ra và quản lý các hoạt động đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Tuy nhiên, việc quản lý quá trình đào tạo, quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo các chuẩn đầu ra đó ở các trường đại học (trong đó có ngành QTKD) đã thực sự được thực hiện đúng và đem lại hiệu quả thực tiễn như thế nào thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu tại Việt Nam phản ánh, vì vậy cần được tiếp tục nghiên cứu. Mặc dù mới xuất hiện ở Việt nam từ đầu những năm 1990, ngành QTKD đã trở thành một trong những ngành đang được nhiều trường đại học đào tạo. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực QTKD tại Việt Nam chưa đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp. Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân QTKD để đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội. Để thực hiện được yêu cầu đó, bên cạnh các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đào tạo nói chung, cần thiết phải có các nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành QTKD. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này được thực hiện tại Việt Nam nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra” được chọn nghiên cứu. 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành QTKD bậc đại học, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp và xã hội. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên theo tiếp cận chuẩn đầu ra. - Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra. - Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này. - Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra, và thử nghiệm một giải pháp. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra. 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu Trong nghiên cứu này, xuất phát từ tiếp cận chuẩn đầu ra và tiếp cận chức năng quản lý, luận án tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM gồm: lập 2 kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên QTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra. 3.2.2 Giới hạn về không gian nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động TTTN và quản lý hoạt động TTTN trình độ đại học ngành QTKD hệ chính quy ở một số CSĐT đại học tại TP.HCM: ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, ĐH Tài chính - Marketing, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Kinh tế - Luật; ĐH Mở TP.HCM và ĐH Văn Hiến; Nghiên cứu hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD tại các loại hình doanh nghiệp tại TP.HCM và các ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tóm tắt luận án Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp Sinh viên ngành quản trị kinh doanh Chất lượng giáo dục đại họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
174 trang 278 0 0
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 230 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 204 0 0 -
6 trang 204 0 0
-
26 trang 201 0 0
-
98 trang 196 0 0
-
119 trang 195 0 0
-
122 trang 194 0 0
-
27 trang 192 0 0
-
162 trang 179 0 0