Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Quản lý trường tiểu học theo tiếp cận quản lý dựa vào nhà trường
Số trang: 28
Loại file: doc
Dung lượng: 235.50 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề án đề xuất các biện pháp vận dụng tiếp cận quản lý dựa vào nhà trường trong quản lý trường tiểu học nhằm tăng cường quyền tự chủ, trách nhiệm xã hội; thu hút sự tham gia của các bên có liên quan trong quản lý nhà trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Quản lý trường tiểu học theo tiếp cận quản lý dựa vào nhà trường 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phong trào cải cách quản lý giáo dục ở cấp độ nhà trường có tên gọi là quản lý dựa vào nhà trường đã có vai trò quan trọng trong cải thiện chất lượng giáo dục và nâng cao hiệu quả của nhà trường: Quản lý dựa vào nhà trường (School Based Management/ SBM) tăng cường năng lực của hiệu trưởng, giáo viên hoặc tăng cường động lực về chuyên môn của đội ngũ bằng cách đề cao nhận thức của họ về quyền sở hữu đối với nhà trường. Cuộc cải cách này đã tăng cường sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng vào các hoạt động của nhà trường. Xu thế đổi mới quản lý dựa vào nhà trường đang lan tỏa mạnh mẽ tới từng khu vực, từng quốc gia trong đó có Việt Nam. Do đó, ngoài việc nghiên cứu thực tiễn quản lý giáo dục, chúng ta cũng cần nghiên cứu tìm hiểu những mô hình, xu thế phát triển của quản lý giáo dục trên thế giới để từ đó có sự vận dụng phù hợp vào Việt Nam. Đổi mới quản lý giáo dục tại Việt Nam hướng đến tăng quyền tự chủ, trách nhiệm xã hội cho các nhà trường. Vì vậy, quản lý dựa vào nhà trườ ng vừa là mục tiêu đồng thời vừa là bước đi quan trọng trong quá trình phân cấp quản lý giáo dục hiện nay. Thực tế cho thấy cơ sở pháp lý cho việc thực hiện phân cấp trong nhà trường chưa cụ thể và rõ ràng, trong quá trình thực hiện phân cấp lại bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài nhà trường khiến hiệu quả không đạt được như mong đợi, thậm chí dẫn đến tình trạng tự chủ hình thức. Việc thực hiện phân cấp quản lý cho nhà trường Tiểu học còn nhiều hạn chế, trong bản thân trường tiểu học sự tham dự của các bên có liên quan như giáo viên, nhân viên, PHHS, cộng đồng hết sức mờ nhạt. Thêm vào đó, với sự tồn tại của nhiều loại hình nhà trường: trường công 1 lập, trường ngoài công lập, trường có yếu tố quốc nước ngoài; sự thiếu đồng đều về chất lượng giáo dục, trình độ giáo viên, học sinh, quản lý, sự đầu tư cho giáo dục của gia đình và địa phương...dẫn đến quá trình phân cấp đang diễn ra với nhiều dạng thức, mức độ khác nhau. Mô hình “trường học mới” đang đòi hỏi một sự phân cấp mạnh mẽ trong quản lý nhà nước về giáo dục lẫn trong bản thân mỗi nhà trường. Để phục vụ cho công cuộc đổi mới giáo dục nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng, các tổ chức, cá nhân đang đầu tư tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện vấn đề phân cấp trong nhà trường trên cả hai bình diện lý luận và thực tiễn quản lý. Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài: Quản lý trường tiểu học theo tiếp cận quản lý dựa vào nhà trường cho luận án tiến sỹ của mình. 2 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài đề xuất các biện pháp vận dụng tiếp cận quản lý dựa vào nhà trường trong quản lý trường tiểu học nhằm tăng cường quyền tự chủ, trách nhiệm xã hội; thu hút sự tham gia của các bên có liên quan trong quản lý nhà trường. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý nhà trường Tiểu học 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lý dựa vào nhà trường. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý dựa vào nhà trường, đặc biệt tập trung sâu hơn vấn đề chia sẻ và tham dự của các bên có liên quan trong quản lý trường tiểu học. Tìm hiểu kinh nghiệm quản lý dựa vào nhà trường ở các nước đang phát triển có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Thực trạng quản lý trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội với tinh thần cơ bản của quản lý dựa vào nhà trường là sự tham dự của các bên có liên quan. Đề xuất các biện pháp vận dụng quản lý dựa vào nhà trường trong quản lý các trường tiểu học ở Việt Nam theo hướng tăng cường sự chia sẻ và tham dự của các bên liên quan. Chủ thể quản lý chính là hiệu trưởng trường tiểu học; có sự phối hợp của các bên có liên quan cũng như các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục các cấp. 2 4.2. Phạm vi về địa bàn và thời gian nghiên cứu Đề tài dự kiến triển khai nghiên cứu sâu ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thời gian nghiên cứu: từ năm học 2012 đến 2015 4.3. Phạm vi về khách thể khảo sát và thử nghiệm tác động Khách thể khảo sát: Cán bộ, lãnh đạo Phòng GD & ĐT, hiệu trưởng, giáo viên, phụ huynh học sinh có liên quan trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thử nghiệm tác động: Đề tài tiến hành thử nghiệm tại trường Tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm. 5. Giả thuyết khoa học 3 Quản lý dựa vào nhà trường tiêu biểu cho xu thế phân cấp cho các cơ sở giáo dục đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Tại Việt Nam, các trường tiểu học tuy đã được trao quyền tự chủ, trách nhiệm xã hội nhưng sự tham gia của các bên có liên quan trong hoạt động quản lý nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế, do đó, nếu nghiên cứu và đề ra các biện pháp áp dụng tiếp cận quản lý dựa vào nhà trường với tinh thần thu hút sự tham gia của các bên có liên quan vào quản lý nhà trường sao cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam sẽ tạo nên một cơ chế thông thoáng, theo hướng phát huy tính tự chủ, trách nhiệm xã hội cao hơn nữa của các trường tiểu học để hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý dựa vào nhà trường và kinh nghiệm thực hiện quản lý dựa vào nhà trường tại một số nước, khu vực trên thế giới. 6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý trong các trườn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Quản lý trường tiểu học theo tiếp cận quản lý dựa vào nhà trường 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phong trào cải cách quản lý giáo dục ở cấp độ nhà trường có tên gọi là quản lý dựa vào nhà trường đã có vai trò quan trọng trong cải thiện chất lượng giáo dục và nâng cao hiệu quả của nhà trường: Quản lý dựa vào nhà trường (School Based Management/ SBM) tăng cường năng lực của hiệu trưởng, giáo viên hoặc tăng cường động lực về chuyên môn của đội ngũ bằng cách đề cao nhận thức của họ về quyền sở hữu đối với nhà trường. Cuộc cải cách này đã tăng cường sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng vào các hoạt động của nhà trường. Xu thế đổi mới quản lý dựa vào nhà trường đang lan tỏa mạnh mẽ tới từng khu vực, từng quốc gia trong đó có Việt Nam. Do đó, ngoài việc nghiên cứu thực tiễn quản lý giáo dục, chúng ta cũng cần nghiên cứu tìm hiểu những mô hình, xu thế phát triển của quản lý giáo dục trên thế giới để từ đó có sự vận dụng phù hợp vào Việt Nam. Đổi mới quản lý giáo dục tại Việt Nam hướng đến tăng quyền tự chủ, trách nhiệm xã hội cho các nhà trường. Vì vậy, quản lý dựa vào nhà trườ ng vừa là mục tiêu đồng thời vừa là bước đi quan trọng trong quá trình phân cấp quản lý giáo dục hiện nay. Thực tế cho thấy cơ sở pháp lý cho việc thực hiện phân cấp trong nhà trường chưa cụ thể và rõ ràng, trong quá trình thực hiện phân cấp lại bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài nhà trường khiến hiệu quả không đạt được như mong đợi, thậm chí dẫn đến tình trạng tự chủ hình thức. Việc thực hiện phân cấp quản lý cho nhà trường Tiểu học còn nhiều hạn chế, trong bản thân trường tiểu học sự tham dự của các bên có liên quan như giáo viên, nhân viên, PHHS, cộng đồng hết sức mờ nhạt. Thêm vào đó, với sự tồn tại của nhiều loại hình nhà trường: trường công 1 lập, trường ngoài công lập, trường có yếu tố quốc nước ngoài; sự thiếu đồng đều về chất lượng giáo dục, trình độ giáo viên, học sinh, quản lý, sự đầu tư cho giáo dục của gia đình và địa phương...dẫn đến quá trình phân cấp đang diễn ra với nhiều dạng thức, mức độ khác nhau. Mô hình “trường học mới” đang đòi hỏi một sự phân cấp mạnh mẽ trong quản lý nhà nước về giáo dục lẫn trong bản thân mỗi nhà trường. Để phục vụ cho công cuộc đổi mới giáo dục nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng, các tổ chức, cá nhân đang đầu tư tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện vấn đề phân cấp trong nhà trường trên cả hai bình diện lý luận và thực tiễn quản lý. Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài: Quản lý trường tiểu học theo tiếp cận quản lý dựa vào nhà trường cho luận án tiến sỹ của mình. 2 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài đề xuất các biện pháp vận dụng tiếp cận quản lý dựa vào nhà trường trong quản lý trường tiểu học nhằm tăng cường quyền tự chủ, trách nhiệm xã hội; thu hút sự tham gia của các bên có liên quan trong quản lý nhà trường. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý nhà trường Tiểu học 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lý dựa vào nhà trường. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4.1. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý dựa vào nhà trường, đặc biệt tập trung sâu hơn vấn đề chia sẻ và tham dự của các bên có liên quan trong quản lý trường tiểu học. Tìm hiểu kinh nghiệm quản lý dựa vào nhà trường ở các nước đang phát triển có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Thực trạng quản lý trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội với tinh thần cơ bản của quản lý dựa vào nhà trường là sự tham dự của các bên có liên quan. Đề xuất các biện pháp vận dụng quản lý dựa vào nhà trường trong quản lý các trường tiểu học ở Việt Nam theo hướng tăng cường sự chia sẻ và tham dự của các bên liên quan. Chủ thể quản lý chính là hiệu trưởng trường tiểu học; có sự phối hợp của các bên có liên quan cũng như các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục các cấp. 2 4.2. Phạm vi về địa bàn và thời gian nghiên cứu Đề tài dự kiến triển khai nghiên cứu sâu ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thời gian nghiên cứu: từ năm học 2012 đến 2015 4.3. Phạm vi về khách thể khảo sát và thử nghiệm tác động Khách thể khảo sát: Cán bộ, lãnh đạo Phòng GD & ĐT, hiệu trưởng, giáo viên, phụ huynh học sinh có liên quan trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thử nghiệm tác động: Đề tài tiến hành thử nghiệm tại trường Tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm. 5. Giả thuyết khoa học 3 Quản lý dựa vào nhà trường tiêu biểu cho xu thế phân cấp cho các cơ sở giáo dục đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Tại Việt Nam, các trường tiểu học tuy đã được trao quyền tự chủ, trách nhiệm xã hội nhưng sự tham gia của các bên có liên quan trong hoạt động quản lý nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế, do đó, nếu nghiên cứu và đề ra các biện pháp áp dụng tiếp cận quản lý dựa vào nhà trường với tinh thần thu hút sự tham gia của các bên có liên quan vào quản lý nhà trường sao cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam sẽ tạo nên một cơ chế thông thoáng, theo hướng phát huy tính tự chủ, trách nhiệm xã hội cao hơn nữa của các trường tiểu học để hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý dựa vào nhà trường và kinh nghiệm thực hiện quản lý dựa vào nhà trường tại một số nước, khu vực trên thế giới. 6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý trong các trườn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo dục tiểu học Quản lý trường tiểu học Cải cách quản lý Chất lượng giáo dục Luận án Tiến sĩ Quản lý dựa vào nhà trườngTài liệu liên quan:
-
37 trang 476 0 0
-
205 trang 438 0 0
-
31 trang 395 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 392 1 0 -
174 trang 354 0 0
-
206 trang 310 2 0
-
2 trang 304 3 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 289 0 0 -
228 trang 275 0 0
-
Tài liệu học tập: Cảm thụ văn học và bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiêu học
44 trang 261 1 0