Luận án "Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của doanh nghiệp - Trường hợp của Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng doanh nghiệp; các yếu tố và cơ chế tác động thông qua hoạt động đổi mới giữa liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng doanh nghiệp. Thông qua việc xây dựng mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu, kiểm định từ dữ liệu khảo sát của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của doanh nghiệp - Trường hợp của Việt Nam 1 PHẦN MỞ ĐẦU1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Các nghiên cứu đã chỉ ra các nhóm yếu tố tác động tới tăng trưởng gồm: (1) Yếutố đặc trưng của doanh nhân dựa trên niềm tin rằng một công ty có thể là một phần mởrộng của doanh nhân (Chandler &; Hanks, 1994), nhiều công trình thực nghiệm đã nhằmxác định các đặc điểm chính của các doanh nhân gợi ý ảnh hưởng đến sự tăng trưởng củacông ty (Gilbert, McDougall &; Audretsch, 2006); (2) Đặc trưng của doanh nghiệp, gồmnhững yếu tố đặc trưng từ bản chất của công ty và những yếu tố liên quan đến các nguồnlực cụ thể; (3) Mạng lưới cá nhân và công ty và (4) Các yếu tố bên ngoài công ty (yếu tốkinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội, công nghệ). Theo Rungtusanatham, 2003, liên kết chuỗi cung ứng là các kết nối rõ ràng và/hoặc ngầm mà một công ty tạo ra với các thực thể quan trọng trong chuỗi cung ứngcủa mình để quản lý dòng chảy và /hoặc chất lượng đầu vào từ các nhà cung cấp vàocông ty và đầu ra từ công ty đến khách hàng; các mối liên kết này trở thành một nguồnlực hiếm, có giá trị, khó bắt trước, không thể thay thế, di chuyển không hoàn hảo của côngty; đồng thời, liên kết chuỗi cung ứng cũng tạo ra khả năng để công ty thu nhận tài nguyênthông qua việc tiếp cận, khai thác các kho kiến thức, thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từđó thay đổi các nguồn lực vốn có và hoạt động nội tại dẫn tới những thay đổi trong hiệusuất hoạt động. Từ góc độ của liên kết chuỗi cung ứng, mối quan tâm về các yếu tố tác động tớiliên kết chuỗi cung ứng cũng như cơ chế các liên kết này tác động tới tăng trưởng củadoanh nghiệp đã được nhiều nghiên cứu đề cập. Thứ nhất, các nghiên cứu đã chỉ ra,đặc điểm công ty (như quy mô, tuổi công ty .v.v…) là yếu tố quan trọng tác động tớităng trưởng; đồng thời những đặc điểm này cũng quyết định tới liên kết của công tyđối với các đối tác bên ngoài nói chung và liên kết trên chuỗi cung ứng nói riêng. Thứhai, liên kết chuỗi cung ứng được xem là chiến lược quan trọng giúp các công ty có thểtiếp cận và khai thác các thông tin, ý tưởng, công nghệ phục vụ các hoạt động đổi mới,tạo ra những đổi mới về sản phẩm, quy trình, tổ chức, tiếp thị-bán hàng, từ đó tác độngtới tăng trưởng của công ty. Đồng thời, các công ty liên kết với các đối tác hỗ trợ khácđể có được ý tưởng, tri thức, công nghệ phục vụ hoạt động đổi mới. Với tầm quan trọng của liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng trong doanh nghiệp, đặcbiệt là các SMEs, nghiên cứu về các yếu tố tác động cùng cơ chế giải thích mối quan hệ giữa haiyếu tố này dành được nhiều sự quan tâm. Nghiên cứu trong bối cảnh các SMEs ngành chếbiến chế tạo Việt Nam dự kiến sẽ có những đóng góp cả về lý thuyết và thực tiễn.1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về liên kết chuỗi cung ứngvà tăng trưởng doanh nghiệp; các yếu tố và cơ chế tác động thông qua hoạt động đổimới giữa liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng doanh nghiệp. Thông qua việc xâydựng mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu, kiểm định từ dữ liệu khảo sát củacác doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo của ViệtNam, bổ sung bằng chứng thực nghiệm cho các nền tảng lý thuyết hiện có; đồng thời, 2từ những phát hiện mới, đưa ra những khuyến nghị, hàm ý chính sách cho cơ quanquản lý nhà nước và cấp quản lý của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tăng trưởng vữngchắc trong các doanh nghiệp. Câu hỏi nghiên cứu: Các yếu tố nào? Có hay không và trong điều kiện nào, liênkết chuỗi cung ứng của các SMEs trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo có thểdẫn đến kết quả đổi mới và sau đó chuyển thành tăng trưởng của doanh nghiệp?1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: - Các yếu tố tác động đến liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng của doanhnghiệp; Mối quan hệ và cơ chế tác động giữa liên kết chuỗi cung ứng, liên kết với cáctổ chức trung gian với tăng trưởng của doanh nghiệp; vai trò của năng lực hấp thụ trongcác mối quan hệ này; Các hoạt động đổi mới. Phạm vi nghiên cứu - Về đối tượng: Các SMEs lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam. - Về thời gian: dữ liệu phục vụ nghiên cúu được thu thập từ tháng 12 năm 2023 đếntháng 3 năm 2024.1.4. Phương pháp nghiên cứu Luận án kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương phápnghiên cứu định lượng. Nghiên cứu tổng quan lý thuyết về liên kết chuỗi cung ứng, đổi mới mở, kết quảđổi mới của doanh nghiệp, năng lực hấp thụ, tăng trưởng của doanh nghiệp; Từ các kếtquả phân tích tài liệu sẽ hình thành khung lý thuyết, mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng thực hiện dựa trên dữ liệu điều tra mẫu doanh nghiẹp,sử dụng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu về liên kết chuỗi cung ứng, đổi mới, tăngtrưởng của doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam.Các phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng bao gồm: Phân tích độ tin cậy thangđo, phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis), phân tích môhình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Model). Dữ liệu điều tra được xử lýbằng phần mềm phân tích thống kê SPSS22 và AMOS 24.1.5. Những đóng góp của luận án Luận án có các đóng góp về lý thuyết và thực tiễn cụ thể như sau: 1. Trước tiên, Luận án đã hệ thống hoá tương đối toàn diện cơ sở lý thuyết về liênkết chuỗi cung ứng, tăng trưởng doanh nghiệp; các yếu tố và cơ chế tác động thông quahoạt động đổi mới giữa liên kết chuỗi cung ứng và tăng trưởng doanh nghiệp. Các Lýthuyết được sử dụng gồm: Lý thuyết dựa vào nguồn lực, Lý thuyết dựa vào tri thức, Lýthuyết mạng, Lý thuyết về năng lực động và Tiếp cận hệ sinh thái ...