Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 994.20 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu trên cơ sở nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo của Việt Nam, đề tài đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------------------- PHAN THỊ THANH TÂMNĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH LÚA GẠO VIỆT NAM Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI, 2020 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1.PGS.TS TRẦN HỮU DÀO 2.TS LƢƠNG MINH HUÂNPhản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Ngọc SơnPhản biện 2: PGS.TS. Đào Thị Minh ThanhPhản biện 3: GS.TS. Ngô Xuân Bình Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Học viện Khoa học Xã hội tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Vào …… giờ …… ngày …… tháng …… năm 2020 …..…Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Khoa học xã hội DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Phan Thị Thanh Tâm (2018), Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giánăng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp, Tạp chí Công Thương, số 1/2018 2. Phan Thị Thanh Tâm (2018), Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lựccạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Quốc tế, Tạp chíCông Thương, số 12/2018 3. Phan Thi Thanh Tam (2019), Identifying the Factors Affecting theCompetitiveness of Rice Industry in Vietnam, số 03 tháng 5 năm 2019 4 Phan Thi Thanh Tam (2019), Study the contributions of agents to therice value chain of Vietnam, số 03 tháng 5 năm 2019 5. Phan Thi Thanh Tam (2020), Analysis Of The Current Status Of TheDevelopment Of Vietnam Rice Industry By Some Indicator For CompetitivenessReview, số 9 tháng 5 năm 2020 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam được biết đến là nước truyền thống nông nghiệp. Trong những nămqua, nhờ vào sự mở cửa thương mại và toàn cầu hóa, sản xuất nông nghiệp của ViệtNam đã đạt được những thành tích vượt bậc, đặc biệt là ngành lúa gạo. Theo số liệuthống kê của Tổng cục thống kê, hiện nay, sản phẩm ngành lúa gạo Việt Nam đã xuấtkhẩu sang trên 135 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tính thời tháng 12 năm2018, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt 2.621,44 triệu USD, đứng thứ 3 thế giới. Xét trong bối cảnh kinh tế hiện nay, mặc dù có những điểm mạnh nhưngngành lúa gạo của Việt Nam cũng có nhiều khó khăn và rào cản hạn trong việc pháttriển năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế như qui mô sản xuất nhỏ, nhiều vùngcanh tác còn lạc hậu, công nghiệp chế biến còn hạn chế, chất lượng chưa đồng đều,giá bán trên thị trường thế giới còn thấp... Theo Thứ trưởng Đỗ Thanh Hải: “gạo làmặt hàng nông sản nhạy cảm được nhiều nước chú trọng áp dụng các tiêu chuẩnnghiêm ngặt về an toàn thực phẩm và về bảo vệ môi trường rất cao” Uyên (2018) [9].Tuy nhiên, hiện nay chất lượng gạo của Việt Nam rất khó đáp ứng các tiêu chuẩn đódo hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu trong sản phẩm còn rất lớn. Hơnnữa, sau cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008, các nước láng giềng của Việt Namnhư Indonesia, Philippines, Malaysia đã dần chuyển hướng chính sách phát triển nôngnghiệp sang hướng tự chủ [4]. Điều này có nghĩa rằng, Việt Nam đã và đang có thêmnhiều đối thủ cạnh tranh mới trên thị trường. Xét về lợi thế cạnh tranh trên thị trường, năng lực cạnh tranh của ngành lúagạo của Việt Nam đang có xu hướng giảm. Theo tính toán dựa trên số liệu thống kê củaUncomtrade, lợi thế cạnh tranh- RCA ngành lúa gạo của Việt Nam đang có xu hướnggiảm. Thêm vào đó, mức độ đa dạng hóa thị trường ngành lúa gạo của Việt Nam cũng cóxu hướng giảm trong khi các nước lớn như Mỹ, Ấn độ đang phát triển rất ổn định theohướng đa dạng hóa thị trường. Những điều này cho thấy thực trạng rằng năng lực cạnhtranh ngành lúa gạo của Việt Nam đang giảm trên thị trường quốc tế. Theo nhiều nhà nghiên cứu nguyên nhân của những vấn đề này có thể là do:Thứ nhất, gạo của Việt Nam chưa được các nhà nhập khẩu đánh giá cao về chấtlượng. Thứ hai, thương hiệu gạo của Việt Nam chưa được khẳng định trên thị trườngquốc tế, năng lực marketing của các doanh nghiệp xuất khẩu còn hạn chế. Thứ ba, sảnphẩm gạo của Việt Nam chưa thực sự đa dạng cả về mẫu mã và thị trường. Xét trên nhiều phương diện, ngành lúa gạo là lợi thế cạnh tranh và thươnghiệu của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trong những năm gần đây, các nghiên cứutrong chủ đề nâng cao năng lực cạnh tranh tại Việt Nam khá nhiều nhưng các nghiêncứu chuyên sâu về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo của Việt Nam trênthị trường quốc tế khá hạn chế. Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào các yếutố và giải pháp liên quan tới chính sách của Nhà nước, nâng cao năng lực lao động,đổi mới công nghệ,... Tuy nhiên, những nghiên cứu tập trung vào yếu tố năng lựcmarketing còn hạn chế, trong để nâng cao năng lực cạnh tranh, ngành lúa gạo ViệtNam cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu rất cần yếu tố này. Chính vì những lý dotrên NCS đã quyết định lựa chọn đề tài: “Năng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo ViệtNam” làm luận án nghiên cứu ngành quản trị kinh doanh. 12. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học và phân tích thực trạng năng lựccạnh tranh ngành lúa gạo của Việt Nam, đề tài đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng caonăng lực cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam trong thời gian tới.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực canh tranh nói chung vànăng lực canh tranh của ngành lúa gạo nói riêng. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: