Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Nghiên cứu thực chứng về ảnh hưởng của thực hành quản lý chất lượng toàn diện tại một số khách sạn từ ba sao trở lên tại Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 560.74 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đề xuất, kiểm chứng khung phân tích và sử dụng khung phân tích đã được kiểm chứng vào đánh giá ảnh hưởng của thực hành TQM theo các tiếp cận lý thuyết STS đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn đặt trong bối cảnh môi trường ngoài đầy biến động và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp khách sạn có quy mô từ ba sao trở lên tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Nghiên cứu thực chứng về ảnh hưởng của thực hành quản lý chất lượng toàn diện tại một số khách sạn từ ba sao trở lên tại Việt Nam ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀM THỊ THUỶ NGHIÊN CỨU THỰC CHỨNG VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA THỰC HÀNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN TẠI MỘT SỐ KHÁCH SẠN TỪ BA SAO TRỞ LÊN TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 9340101.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2023 LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Chí Anh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Nguyễn Chí Thành Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp ĐHQG họp tại: Trường Đại học Kinh tế, Đại Học Quốc Gia Hà Nội Vào hồi ... giờ ...., ngày .... tháng .... năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: – Thư viên Quốc gia – Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Du lịch – Khách sạn nằm trong nhóm ngành có triển vọng rất lớn trong tương lai tại Việt Nam. Hiện tại, tổng số phòng cơ sở lưu trú du lịch tăng từ 69 nghìn phòng vào năm 2001 lên đến 780 nghìn phòng năm 2021 (Tổng cục Du lịch, 2021). Với tổng số hơn 38000 cơ sở lưu trú du lịch ngày càng đa dạng, phong phú, ngoài khách sạn, nhà nghỉ đã hình thành nhiều loại hình khác như : khách sạn nghỉ dưỡng, căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, … đã góp phần đưa hệ thống khách sạn Việt Nam ngang tầm với các nước phát triển du lịch trong khu vực. Đặc biệt cơ sở lưu trú du lịch có quy mô lớn, hạng sao cao hầu hết đều tập trung ở một số địa phương như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng … Những địa phương này hầu hết tập trung rất nhiều cơ sở lưu trú có thương hiệu lớn trên thế giới và thu hút rất nhiều khách du lịch cũng như thương vụ đến nghỉ ngơi đặt phòng. Cùng với sự tăng lên của các cơ sở kinh doanh lưu trú làm cho cường độ cạnh tranh trong ngành gay gắt hơn là ảnh hưởng của ngành du lịch sau đại dịch Covid 19, kéo theo ảnh hưởng đến ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê, đóng góp của ngành vào tổng sản phẩm trong nước có xu hướng giảm đi từ năm 2019 đến 2022. Cường độ cạnh tranh cao cùng kết quả hoạt động giảm đi sau dịch bắt buộc các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành phải đầu tư vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ để làm hài lòng khách hàng, giữ chân khách hàng. Do đó, việc đảm bảo chất lượng trở lên quan trọng hơn với các doanh nghiệp trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, sau khi diễn ra đại dịch covid 19 trong khoảng hai năm các cơ sở kinh doanh lưu trú đang quay trở lại đà kinh doanh và cùng bắt nhịp với hoạt động của các doanh nghiệp khác trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy, việc đảm bảo chất lượng cùng với nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin rất quan trọng với hoạt động của các khách sạn. Dù có tiềm năng phát triển tuy nhiên việc áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng vào các khách sạn cũng như xem xét tác động của ứng dụng CNTT tại các khách sạn đến kết quả kinh doanh của các khách sạn vẫn hết sức mới mẻ tại Việt Nam. Do đó cần thiết phải tiến hành các nghiên cứu về mối quan hệ của thực hành TQM trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng của chúng đến kết quả kinh doanh của các khách sạn trong ngành dịch vụ kinh doanh lưu trú tại Việt Nam. Khái niệm TQM như một lý thuyết quản lý tổng quát đã dần mất đi sức hấp dẫn nghiên cứu kể từ giữa những năm 1990 và trọng tâm đã chuyển sang tập trung mới vào việc áp dụng các 1 phương pháp, công cụ và kỹ thuật TQM. Các công ty cần các bản đồ chiến lược tốt hơn được bổ sung với các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phù hợp để đảm bảo thành công trong việc triển khai TQM của họ (Dahlgaard và cộng sự 2019). Nhưng không thể vì vậy mà bỏ qua yếu tố con người trong việc thực hành TQM (Nguyễn và các cộng sự, 2022). Vì vậy việc tách TQM ra thành hai yếu tố (TQM cứng – liên quan đến các phương pháp, công cụ, kỹ thuật; TQM mềm – lên quan đến con người, quản lý nguồn nhân lực) theo lý thuyết hệ thống kỹ thuật xã hội để tiến hành nghiên cứu tác động của yếu tố con người và yếu tố kỹ thuật khi các ứng dụng công nghệ thông tin được sử dụng trong thực hành TQM là cần thiết. Nghiên cứu này dự kiến sẽ làm tăng thêm mối quan hệ nghiên cứu giữa thực hành TQM và kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn với ảnh hưởng điều tiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin và yếu tố môi trường kinh doanh ở các khách sạn tại Việt Nam. Tác giả hy vọng rằng các kết quả nghiên cứu sẽ giúp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: