Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển Marketing trực tiếp tại các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2030

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 555.72 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đề xuất một số giải pháp phát triển marketing trực tiếp tại các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội định hướng đến năm 2030 nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bán lẻ nội địa trên địa bàn Thành phố tiếp tục tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển Marketing trực tiếp tại các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2030 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------- TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨPHÁT TRIỂN MARKETING TRỰC TIẾP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2015 - 2030 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101 HOÀNG THỊ THANH Hà Nội, 2021 LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGNgười hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đỗ Thị LoanPhản biện 1: ..................................................................Phản biện 2: ..................................................................Phản biện 3: ..................................................................Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại..............................Vào hồi giờ ngày tháng nămCó thể tham khảo luận án tại: Thư viện Quốc gia và thư viện trường Đại họcNgoại thươngDANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CỦA NCS HOÀNG THỊ THANH 1. Phát triển marketing trực tiếp qua điện thoại tại các doanhnghiệp bán lẻ Việt Nam, Tạp chí Công thương (ISSN: 0866 - 7756), Ấnphẩm Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, số tháng3/2017, trang 187 - 191. 2. Tiềm năng phát triển marketing trực tiếp tại các doanh nghiệp bánlẻ Việt Nam, Tạp chí Công thương (ISSN: 0866 - 7756), Ấn phẩm Các kết quảnghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, số tháng 12/2018, trang 219 -224. 3. Nghiên cứu thái độ người tiêu dùng đối với hoạt động marketingtrực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Tạp chíCông thương, ISSN: 0866 - 7756), Ấn phẩm Các kết quả nghiên cứu khoa họcvà ứng dụng công nghệ, số tháng 1/2020, trang 224 - 229. 1 LỜI MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường bán lẻ hoạt động trong một môi trường cạnh tranh đầy biến động, nơihành vi của người tiêu dùng liên tục thay đổi và khó dự đoán. Đặc biệt, đại dịch toàn cầuCOVID - 19 đã và đang đặt ra rất nhiều thách thức cho các doanh nghiệp bán lẻ khi hành vicủa người tiêu dùng thay đổi đáng kể sau mỗi giai đoạn diễn biến mới của virus corona(Nguyen Vu Duc, 2020). Chính sách cách ly xã hội nhằm chống lại đại dịch tại Việt Nambuộc người dân phải làm việc, học tập, giải trí ngay ở nhà. Để thích nghi với điều này, ngườitiêu dùng đã học cách ứng biến theo những cách sách tạo và đổi mới (Van Nguyen et al,2020). Các công nghệ mới được tạo ra và áp dụng để hỗ trợ công việc, học tập, và tiêu dùngthuận tiện hơn. Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy sự thay đổi của hành vi ngườitiêu dùng Việt Nam trong đại dịch COVID - 19, và khẳng định xu hướng thay đổi này sẽ vẫntiếp tục sau đại dịch (Van Nguyen et al, 2020). Do vậy, doanh nghiệp cũng cần phải tìm cáchthay đổi để tồn tại trong cuộc khủng hoảng mới do đại dịch gây ra (Sheth, 2020). Trong bối cảnh đó, marketing trực tiếp đã trở thành một xu thế tất yếu để tăng cườngcác chiến dịch xúc tiến cũng như phát triển các mối quan hệ khách hàng bền chặt. Khônggiống như các công cụ truyền thông marketing đại trà, marketing trực tiếp là một phươngpháp truyền thông định hướng khách hàng cá nhân thông qua các phương tiện trả lời trựctiếp (Kotler và Keller, 2002). Trên cơ sở những thông tin chi tiết về khách hàng trong hệthống cơ sở dữ liệu để hiểu nhu cầu của họ, nhận định giá trị thị trường của họ và dự đoánphản ứng với các chương trình truyền thông. Với các phương tiện trả lời trực tiếp như thưtín, điện thoại, thư điện tử, trang web, mạng xã hội, .... marketing trực tiếp giúp doanh nghiệpcá nhân hoá hoạt động truyền thông, kêu gọi phản hồi và hành động của khách hàng mộtcách trực tiếp (Peelen et al, 1989; Trương Đình Chiến, 2013). Với sự phát triển vượt bậc củacông nghệ truyền thông và thương mại điện tử, marketing trực tiếp đóng vai trò ngày càngquan trọng đối với doanh nghiệp bán lẻ (Gill et al, 2017). Marketing trực tiếp không phải là một công cụ truyền thông mới của doanh nghiệp.Từ năm 1961, cụm từ direct marketing (marketing trực tiếp) đã được Lester Wunderman đềxướng, tuyên truyền, và làm cho phổ biến hơn. Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu chothấy đã có nhiều công trình nghiên cứu về marketing trực tiếp từ lý luận đến nghiên cứu thựctiễn trên thị trường B2C. Trên cơ sở các nghiên cứu về hành vi khẳng định rằng thái độ làyếu tố quan trọng đến hành vi mua sắm và tiêu dùng (Davis và cộng sự, 1989; Ajzen, 1991;Brackett và Carr, 2001; Fortes & Rita, 20 Davis et al, 1989; Ajzen, 1991; Brackett & Carr,2001; Fortes & Rita, 2016), nghiên cứu về marketin ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: