Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tái cấu trúc và năng suất lao động doanh nghiệp - Nghiên cứu ngành Dệt may Việt Nam

Số trang: 41      Loại file: pdf      Dung lượng: 825.12 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tái cấu trúc và năng suất lao động doanh nghiệp. Đồng thời, đánh giá tác động của tái cấu trúc đến năng suất lao động doanh nghiệp nghiên cứu dữ liệu ngành dệt may Việt Nam, giai đoạn 2009-2018. Căn cứ kết quả nghiên cứu, đưa ra những hàm ý quản trị để nâng cao năng suất lao động doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tái cấu trúc và năng suất lao động doanh nghiệp - Nghiên cứu ngành Dệt may Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM ĐÌNH CƯỜNGTÁI CẤU TRÚC VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG DOANH NGHIỆP– NGHIÊN CỨU NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số chuyên ngành: 62 34 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí MinhNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Võ Phước Tấn 2. PGS. TS Phạm Đình LongPhản biện 1:Phản biện 2:Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, họp tại............................................................................................................................................................................................................................................vào lúc giờ ngày tháng nămCó thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Trường Đại học Mở Tp.HCM - Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU1.1 Bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài 1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1.1.1.1 Thực trạng tái cấu trúc doanh nghiệp và NSLĐDN tại Việt Nam Thực trạng tái cấu trúc doanh nghiệp: Doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế,chi phí lao động doanh nghiệp nói chung và ngành dệt may nói riêng có xu hướng tăng lên, trongkhi NSLĐDN lại có xu hướng chững lại. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải thích ứngnhanh chóng với sự cạnh tranh và thay đổi của môi trường kinh doanh. Vì thế, tái cấu trúc doanhnghiệp tại Việt Nam hiện nay đang là vấn đề đang được các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Hiệnnay, nước ta đang không ngừng thực hiện các chính sách tái cấu trúc nhằm đảm bảo giúp các doanhnghiệp nhanh chóng thích ứng đối với sự thay đổi của kinh tế toàn cầu. Thực tế có nhiều doanhnghiệp đã thích ứng được sự thay đổi này và nhanh chóng tìm cách để có thể chủ động hội nhập vàothị trường. Tuy nhiên, cũng còn khá nhiều doanh nghiệp chưa bắt kịp xu hướng thị trường và nhucầu khách hàng, chưa nhận thức được áp lực từ các đối thủ cạnh tranh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31/12/2018, Việt Nam có khoảng 758.510doanh nghiệp, nhưng chỉ có 610.608 doanh nghiệp đang hoạt động, còn lại 147.902 doanh nghiệpđã giải thể hoặc tạm ngưng hoạt động. Trước những thách thức và bất ổn kinh tế vĩ mô trong thời gian qua, Chính phủ đã ưu tiênthực hiện các hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung vào 3 lĩnh vực:Tái cấu trúc đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; Tái cấu trúc khu vực tài chính, trọng tâm là hệ thốngngân hàng thương mại; Tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế và TổngCông ty. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã tích cực nghiên cứu, ban hành hàng loạt chính sách tháo gỡkhó khăn, tạo động lực thúc đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam, trong đó cócác doanh nghiệp dệt may. Vì vậy, tái cấu trúc doanh nghiệp để tồn tại và phát triển trước sự thayđổi của thị trường là nhu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanhnghiệp dệt may Việt Nam nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Thực trạng NSLĐDN: Xét hiện trạng các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy NSLĐDN đang là yếu tố rất quan trọngtạo nên lợi thế cạnh tranh giúp các doanh nghiệp nắm bắt được thời cơ trên thị trường và phát huyđược các năng lực nội tại bên trong của mình nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động SXKD trướcbối cảnh kinh tế hội nhập và toàn cầu hóa, mà gần đây nhất là khủng hoảng do Đại Dịch toàn cầuCovid-19 đang tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế thế giới. Theo Steenhuis và Bruijn (2006), trong môi trường cạnh tranh hội nhập và toàn cầu hóa vềkinh tế, NSLĐDN là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế của một quốc gia, một ngành và trongtừng doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển, NSLĐDN được coi là yếu tố quantrọng nhất. Tuy nhiên, NSLĐDN dệt may Viêt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém cần phảicải thiện. Theo Vitas 2019, NSLĐDN dệt may Việt Nam so với các nước đang cạnh tranh trực tiếpvề lĩnh vực dệt may trong khu vực là rất thấp. Cụ thể, NSLĐDN dệt may Việt Nam hiện chỉ bằng 113% so với Trung Quốc, bằng 58% so với Indonesia, 65% so với Ấn Độ, 66% Pakistan và chỉ caohơn 60% so với Campuchia. 1.1.1.2 Tổng quan nghiên cứu lý thuyết Xét về lý thuyết tái cấu trúc: Hammer và Champy (1993) đã đi tiên phong trong việc đưa ra khái niệm về tái cấu trúcdoanh nghiệp. Theo đó, tái cấu trúc là sự suy ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: