Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu bệnh viêm quanh răng phá hủy (Aggressive periodontitis) về lâm sàng, vi khuẩn và đánh giá hiệu quả điều trị
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.06 MB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt "Nghiên cứu bệnh viêm quanh răng phá hủy (Aggressive periodontitis) về lâm sàng, vi khuẩn và đánh giá hiệu quả điều trị" được nghiên cứu với mục tiêu là: Mô tả đặc điểm lâm sàng, X-quang và một số yếu tố liên quan đến bệnh viêm quanh răng phá hủy của các bệnh nhân đến khám tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội từ năm 2016 - 2021; Xác định một số chủng loại vi khuẩn gây bệnh viêm quanh răng phá hủy bằng kỹ thuật sinh học phân tử (PCR); Đánh giá hiệu quả điều trị phẫu thuật bệnh viêm quanh răng phá hủy thể toàn bộ ở các bệnh nhân trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu bệnh viêm quanh răng phá hủy (Aggressive periodontitis) về lâm sàng, vi khuẩn và đánh giá hiệu quả điều trị BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN NGỌC ANH NGHIÊN CỨU BỆNH VIÊM QUANH RĂNG PHÁ HỦY (AGGRESSIVE PERIODONTITIS) VỀ LÂM SÀNG, VI KHUẨN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ Chuyên ngành : Răng Hàm Mặt Mã số : 9720501 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ RĂNG HÀM MẶT HÀ NỘI - 2023 CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Mai Đình Hƣng 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Minh Phản biện 1: PGS.TS. Đào Thị Dung Phản biện 2: PGS.TS. Tạ Anh Tuấn Phản biện 3: TS. Nguyễn Đình Phúc Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại Trường Đại học Y Hà Nội Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN 1. Nguyễn Ngọc Anh, Mai Đình Hưng, Nguyễn Thị Hồng Minh (2020). Hiệu quả điều trị bệnh viêm quanh răng phá huỷ (aggressive periodontitis) thể toàn bộ bằng phương pháp phẫu thuật, Tạp chí nghiên cứu y học Trường Đại học Y Hà Nội, số 132, tập 8, tháng 11 năm 2020. 2. Nguyễn Ngọc Anh, Mai Đình Hưng, Nguyễn Thị Hồng Minh (2022). Đặc điểm vi khuẩn trong bệnh viêm quanh răng phá huỷ thế toàn bộ, Tạp chí y học Việt Nam tập 510 - tháng 1- số 1 - 2022. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm quanh răng (VQR) phá hủy là một trong các bệnh VQR, đặc trưng bởi sự phá hủy dây chằng quanh răng, tiêu xương ổ răng nhanh ở nhiều răng vĩnh viễn, mức độ phá huỷ không tương ứng với các kích thích viêm tại chỗ và gặp ở người trẻ tuổi khỏe mạnh. Bệnh VQR phá hủy là bệnh hiếm gặp. Căn nguyên gây bệnh là các loài VK, đặc trưng là các VK Gram âm, kỵ khí ở mảng bám răng với cơ chế bệnh sinh phức tạp. Đây là bệnh đặc biệt về lâm sàng và VK gây bệnh, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Hiện nay, nước ta chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm lâm sàng, VK và điều trị bệnh VQR phá hủy. Do bệnh có biểu hiện lâm sàng đặc trưng tuy nhiên lại dễ bỏ sót khi thăm khám do kiến thức về bệnh VQR phá hủy còn hạn chế, dễ nhầm lẫn với các bệnh VQR khác dẫn đến việc sử dụng các biện pháp điều trị chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu bệnh viêm quanh răng phá hủy (aggressive periodontitis) về lâm sàng, vi khuẩn và đánh giá hiệu quả điều trị” với 3 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, X-quang và một số yếu tố liên quan đến bệnh viêm quanh răng phá hủy của các bệnh nhân đến khám tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội từ năm 2016 - 2021. 2. Xác định một số chủng loại vi khuẩn gây bệnh viêm quanh răng phá hủy bằng kỹ thuật sinh học phân tử (PCR). 3. Đánh giá hiệu quả điều trị phẫu thuật bệnh viêm quanh răng phá hủy thể toàn bộ ở các bệnh nhân trên. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Viêm quanh răng là một bệnh lý phổ biến nhưng bệnh VQR phá hủy là bệnh hiếm gặp với tỷ lệ mắc bệnh khá thấp, bệnh có biểu hiện lâm sàng đặc trưng tuy nhiên lại dễ bỏ sót nhầm lẫn với các bệnh VQR khác dẫn đến việc sử dụng các biện pháp điều trị chưa thực sự hiệu quả. Rất nhiều bệnh nhân phát hiện muộn, khi được xác định thường có tình trạng nặng và nguy cơ mất răng rất cao gây ra các hậu quả về thẩm mỹ, chức năng ăn nhai dù tuổi còn rất trẻ. Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về bệnh VQR phá hủy, do vậy đề tài mang tính cấp thiết giúp các bác sĩ răng hàm mặt có sự hiểu biết rõ hơn về lâm sàng, VK và phương pháp điều trị bệnh VQR phá hủy, đồng thời mở ra hướng mới để nghiên cứu sâu hơn lĩnh vực vi sinh y học trong chuyên ngành Răng Hàm Mặt. 2 Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ ĐÓNG GÓP MỚI Viêm quanh răng phá huỷ là bệnh hiếm gặp với biểu hiện lâm sàng đặc trưng, gây phá hủy tổ chức quanh răng nhanh ở người trẻ tuổi. Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về bệnh VQR phá hủy, các phương pháp điều trị chưa thực sự hiệu quả, nhiều bệnh nhân phát hiện bệnh muộn dẫn đến nguy cơ mất răng cao dù tuổi còn rất trẻ. Nghiên cứu xác định VK gây bệnh bằng phương pháp nuôi cấy, phân lập, định danh bằng kỹ thuật sinh học phân tử (PCR), giải trình tự gen 16S rRNA đã phát hiện một số loài VK gây bệnh như: Actinobacillus actinomycetemcomitans, Prevotella intermedia, Veillonella parvula, Tannerella forsythia, Parvimonas micra, Campylobacter showae,... Phương pháp điều trị phẫu thuật vạt Widman cải tiến kết hợp với kháng sinh toàn thân và điều trị duy trì 3 tháng 1 lần đã mang lại sự hồi phục nhanh, ổn định và hiệu quả tốt cho bệnh nhân VQR ph ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu bệnh viêm quanh răng phá hủy (Aggressive periodontitis) về lâm sàng, vi khuẩn và đánh giá hiệu quả điều trị BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN NGỌC ANH NGHIÊN CỨU BỆNH VIÊM QUANH RĂNG PHÁ HỦY (AGGRESSIVE PERIODONTITIS) VỀ LÂM SÀNG, VI KHUẨN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ Chuyên ngành : Răng Hàm Mặt Mã số : 9720501 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ RĂNG HÀM MẶT HÀ NỘI - 2023 CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Mai Đình Hƣng 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Minh Phản biện 1: PGS.TS. Đào Thị Dung Phản biện 2: PGS.TS. Tạ Anh Tuấn Phản biện 3: TS. Nguyễn Đình Phúc Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại Trường Đại học Y Hà Nội Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN 1. Nguyễn Ngọc Anh, Mai Đình Hưng, Nguyễn Thị Hồng Minh (2020). Hiệu quả điều trị bệnh viêm quanh răng phá huỷ (aggressive periodontitis) thể toàn bộ bằng phương pháp phẫu thuật, Tạp chí nghiên cứu y học Trường Đại học Y Hà Nội, số 132, tập 8, tháng 11 năm 2020. 2. Nguyễn Ngọc Anh, Mai Đình Hưng, Nguyễn Thị Hồng Minh (2022). Đặc điểm vi khuẩn trong bệnh viêm quanh răng phá huỷ thế toàn bộ, Tạp chí y học Việt Nam tập 510 - tháng 1- số 1 - 2022. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm quanh răng (VQR) phá hủy là một trong các bệnh VQR, đặc trưng bởi sự phá hủy dây chằng quanh răng, tiêu xương ổ răng nhanh ở nhiều răng vĩnh viễn, mức độ phá huỷ không tương ứng với các kích thích viêm tại chỗ và gặp ở người trẻ tuổi khỏe mạnh. Bệnh VQR phá hủy là bệnh hiếm gặp. Căn nguyên gây bệnh là các loài VK, đặc trưng là các VK Gram âm, kỵ khí ở mảng bám răng với cơ chế bệnh sinh phức tạp. Đây là bệnh đặc biệt về lâm sàng và VK gây bệnh, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Hiện nay, nước ta chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm lâm sàng, VK và điều trị bệnh VQR phá hủy. Do bệnh có biểu hiện lâm sàng đặc trưng tuy nhiên lại dễ bỏ sót khi thăm khám do kiến thức về bệnh VQR phá hủy còn hạn chế, dễ nhầm lẫn với các bệnh VQR khác dẫn đến việc sử dụng các biện pháp điều trị chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu bệnh viêm quanh răng phá hủy (aggressive periodontitis) về lâm sàng, vi khuẩn và đánh giá hiệu quả điều trị” với 3 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, X-quang và một số yếu tố liên quan đến bệnh viêm quanh răng phá hủy của các bệnh nhân đến khám tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội từ năm 2016 - 2021. 2. Xác định một số chủng loại vi khuẩn gây bệnh viêm quanh răng phá hủy bằng kỹ thuật sinh học phân tử (PCR). 3. Đánh giá hiệu quả điều trị phẫu thuật bệnh viêm quanh răng phá hủy thể toàn bộ ở các bệnh nhân trên. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Viêm quanh răng là một bệnh lý phổ biến nhưng bệnh VQR phá hủy là bệnh hiếm gặp với tỷ lệ mắc bệnh khá thấp, bệnh có biểu hiện lâm sàng đặc trưng tuy nhiên lại dễ bỏ sót nhầm lẫn với các bệnh VQR khác dẫn đến việc sử dụng các biện pháp điều trị chưa thực sự hiệu quả. Rất nhiều bệnh nhân phát hiện muộn, khi được xác định thường có tình trạng nặng và nguy cơ mất răng rất cao gây ra các hậu quả về thẩm mỹ, chức năng ăn nhai dù tuổi còn rất trẻ. Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về bệnh VQR phá hủy, do vậy đề tài mang tính cấp thiết giúp các bác sĩ răng hàm mặt có sự hiểu biết rõ hơn về lâm sàng, VK và phương pháp điều trị bệnh VQR phá hủy, đồng thời mở ra hướng mới để nghiên cứu sâu hơn lĩnh vực vi sinh y học trong chuyên ngành Răng Hàm Mặt. 2 Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ ĐÓNG GÓP MỚI Viêm quanh răng phá huỷ là bệnh hiếm gặp với biểu hiện lâm sàng đặc trưng, gây phá hủy tổ chức quanh răng nhanh ở người trẻ tuổi. Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về bệnh VQR phá hủy, các phương pháp điều trị chưa thực sự hiệu quả, nhiều bệnh nhân phát hiện bệnh muộn dẫn đến nguy cơ mất răng cao dù tuổi còn rất trẻ. Nghiên cứu xác định VK gây bệnh bằng phương pháp nuôi cấy, phân lập, định danh bằng kỹ thuật sinh học phân tử (PCR), giải trình tự gen 16S rRNA đã phát hiện một số loài VK gây bệnh như: Actinobacillus actinomycetemcomitans, Prevotella intermedia, Veillonella parvula, Tannerella forsythia, Parvimonas micra, Campylobacter showae,... Phương pháp điều trị phẫu thuật vạt Widman cải tiến kết hợp với kháng sinh toàn thân và điều trị duy trì 3 tháng 1 lần đã mang lại sự hồi phục nhanh, ổn định và hiệu quả tốt cho bệnh nhân VQR ph ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt Bệnh viêm quanh răng phá hủy Tiêu xương ổ răng Kỹ thuật sinh học phân tửGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 429 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 385 1 0 -
174 trang 331 0 0
-
206 trang 304 2 0
-
228 trang 272 0 0
-
32 trang 229 0 0
-
Giáo trình Kiểm định và truy xuất nguồn gốc thực phẩm: Phần 1
155 trang 224 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 224 0 0 -
208 trang 217 0 0
-
27 trang 198 0 0