Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của kích dục tố đến khả năng sinh sản của cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus Pallas, 1777) trong điều kiện nuôi nhốt

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.15 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học (ngoại hình, dinh dưỡng, tập tính, sinh trưởng, sinh sản) của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi nhốt; nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí – sinh hóa máu, nước tiểu của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi nhốt... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của kích dục tố đến khả năng sinh sản của cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus Pallas, 1777) trong điều kiện nuôi nhốtBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Nguyễn Thị Thu Hiền NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH DỤC TỐ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢNCỦA CẦY VÒI HƯƠNG (Paradoxurus hermaphroditus Pallas, 1777) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT Chuyên ngành: Công nghệ sinh học Mã số: 9 42 02 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ -Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Nguyễn Thanh BìnhNgười hướng dẫn khoa học 2: PGS. TS. Nguyễn Thị Phương ThảoPhản biện 1: …Phản biện 2: …Phản biện 3: ….Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấpHọc viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâmKhoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi …. giờ ….’, ngày ……tháng …… năm 2019.Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoahọc và Công nghệ Việt Nam.- Thư viện Quốc gia Việt Nam 11 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus Pallas, 1777) thuộc họ Cầy (Viverridae), bộ ăn thịt (Carnivora). Loài thú này phân bố ở Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Campuchia [1]; Nepal, Singapore [2], Sri Lanca, Việt Nam và phân bố rải rác ở một số nơi khác trên thế giới [3]. Đây là loài thú ăn tạp, thức ăn chủ yếu là các loại quả, có vai trò quan trọng trong phát tán hạt giống trong rừng [4, 5, 6]. Ở Việt Nam, cầy vòi hương phân bố rộng trên toàn quốc [7]. Cầy vòi hương là loài thú quý hiếm trong nhóm IIB, được ưu tiên bảo vệ và thực thi công ước về buôn bán quốc tế động, thực vật hoang dã nguy cấp. Việc săn bắt và sử dụng cầy vòi hương với nhiều mục đích khác nhau như lấy thịt, da, lông, hương liệu; sử dụng trong sản xuất “cà phê chồn”; mặt khác, sinh cảnh bị mất hoặc phân mảnh đang làm cạn kiệt loài này trong tự nhiên [2, 8]. Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen là một trong những giải pháp khẩn cấp, thường xuyên và lâu dài [9]. Để bảo tồn bền vững nguồn gen giống vật nuôi, việc khai thác và phát triển nguồn gen là giải pháp hữu hiệu [10]. Hiện nay, ở Việt Nam đã gây nuôi cầy vòi hương nhằm phát triển kinh tế và góp phần giữ gìn sự đa dạng sinh học [11]. Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về các đặc điểm sinh học của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi, làm cơ sở khoa học cho quá trình thuần hoá, hoàn thiện quy trình kĩ thuật nhân nuôi hiệu quả, góp phần bảo tồn bền vững loài. Trong công tác quản lí con giống, việc tăng năng suất sinh sản của chúng rất cần được chú ý. Sự kết hợp PMSG và HCG với liều lượng hợp lí đã gây bài noãn, kích thích sinh sản hiệu quả trên nhiều đối tượng: chuột [12, 13], lợn [14], bò [15]. Ở Việt Nam, có các công trình nghiên cứu ảnh hưởng của hormone sinh dục đến khả năng sinh sản của bò, lợn [16, 17, 18, 19]. Kết quả nghiên cứu bước đầu về tác động của PMSG và HCG trên thú hoang dã cho thấy tăng hiệu quả sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt [20, 21]. Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của kích dục 2tố lên khả năng sinh sản của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi nhốt làcó cơ sở và rất cần thiết; nhằm cải thiện thành tích sinh sản, nâng caohiệu quả chăn nuôi để vừa khai thác, vừa bảo tồn ngoại vi (ex-situconsevation) loài động vật hoang dã quý hiếm này. Từ những lí do cấp thiết trên, đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểmsinh học và ảnh hưởng của kích dục tố đến khả năng sinh sản củacầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus Pallas, 1777) trongđiều kiện nuôi nhốt” được thực hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án - Xác định được các đặc điểm sinh học và một số chỉ tiêu sinhlí-sinh hóa máu, nước tiểu của cầy vòi hương trong điều kiện nuôi nhốt. - Xác định sự thay đổi hormone sinh dục của cầy vòi hươngcái và đánh giá tác động của kích dục tố lên khả năng sinh sản của cầyvòi hương trong điều kiện nuôi nhốt nhằm bảo tồn đàn theo hướng pháttriển số lượng. 3. Nội dung nghiên cứu của luận án - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học (ngoại hình, dinhdưỡng, tập tính, sinh trưởng, sinh sản) của cầy vòi hương trong điều kiệnnuôi nhốt. - Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: