Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu tạo chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus đột biến giảm độc lực nhằm phát triển vắc-xin phòng bệnh hoại tử gan thận trên một số loài cá biển

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.02 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm xác định được cơ sở di truyền liên quan đến những biến đổi trình tự nucleotide trong các gen mã hóa protein độc tố (gen độc tố toxR, tdh, trh, tlh) và gen rpoB ở các dòng vi khuẩn Vibrio giảm độc lực. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu tạo chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus đột biến giảm độc lực nhằm phát triển vắc-xin phòng bệnh hoại tử gan thận trên một số loài cá biển BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI VŨ THỊ BÍCH HUYỀN NGHIÊN CỨU TẠO CHỦNG VI KHUẨN Vibrio parahaemolyticusĐỘT BIẾN GIẢM ĐỘC LỰC NHẰM PHÁT TRIỂN VẮC-XIN PHÒNG BỆNH HOẠI TỬ GAN THẬN TRÊN MỘT SỐ LOÀI CÁ BIỂN Chuyên ngành: DI TRUYỀN HỌC Mã số: 9.42.01.21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HÀ NỘI- NĂM 2020 Công trình được hoàn thành tại: Phòng thí nghiệm bộ môn Di truyền – Hóa sinh, KhoaSinh học, Đại học Sư phạm Hà Nội và Phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học, khoa Côngnghệ Sinh học, Viện Đại học Mở Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Xuân Viết PGS.TS. Phạm Thị Tâm Phản biện 1: PGS.TS Khuất Hữu Thanh Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Vân Trường ĐHKHTN - ĐHQG Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS Dương Minh Lam Trường ĐHSP Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Bài báo đã công bố 1. Cao Thị Thanh Hương, Phạm Thị Tâm, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Xuân Viết,Vũ Thị Bích Huyền (2015). Đặc tính sinh học của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus phânlập từ cá biển mắc bệnh hoại tử gan thận. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn8/2015: 72-78. 2. Vũ Thị Bích Huyền, Nguyễn Xuân Viết, Phạm Thị Tâm, Mẫn Hồng Phước,Nguyễn Đăng Quang, Đỗ Thanh Vân, Đặng Thị Hồng Thắm,(2018). Tạo chủng vi khuẩnVibrio parahaemolyticus giảm độc lực bằng phương pháp xử lý kháng sinh rifampicin, Báocáo khoa học Hội nghị nghiên cứu và giảng dạy Sinh học toàn quốc lần thứ ba, tháng5/2018: 1156-1163. 3. Vũ Thị Bích Huyền, Nguyễn Xuân Viết, Đặng Thị Hồng Thắm, Mẫn HồngPhước, Phạm Thị Tâm (2018). Đánh giá tính ổn định và khả năng đáp ứng miễn dịch củachủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus L4650 giảm độc lực phục vụ sản xuất vắc - xinphòng bệnh hoại tử gan thận cho cá biển. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thônsố 21/2018: 79-85. 4. Vũ Thị Bích Huyền, Nguyễn Xuân Viết, Huỳnh Việt Tùng, Phạm Thị Tâm, MẫnHồng Phước (2019). Đặc điểm sinh hóa và di truyền của chủng Vibrio parahaemolyticusgây bệnh hoại tử gan thận cho cá mú nuôi tại Cát Bà, Hải Phòng. Tạp chí Khoa học Kỹ thuậtThú y tập 26 số 7/2019: 62-73. 5. Vu Thi Bich Huyen, Nguyen Xuan Viet, Pham Thi Tam, Man Hong Phuoc, HuynhViet Tung, Nguyen Dang Quang, Do Thanh Van (2020). Development of attenuated Vibrioparahaemolyticus mutant strains as potential live vaccines. Asia Pacific Journal ofMolecular Biology and Biotechnology 28(1): 52-67. Trình tự gen đã công bố trên NCBI: 02 trình tự (đã được trích dẫn trong bài tại tạpchí Khoa học Kỹ thuật Thú y). - Gen toxR của chủng A3.3 với mã số (accession number) MH047286 - Gen tlh của chủng A3.3 với mã số (accession number) MH047289 Hội thảo Khoa học Quốc tế Vu Thi Bich Huyen, Chu Dinh Toi, Nguyen Xuan Viet, Man Hong Phuoc, Pham ThiTam (2019). Isolation and evaluation the potential as live attenuated vaccine candidate ofrifampicin-resistant Vibrio parahaemolyticus strains. 2019 International AcademicConference for Graduate Student of Nanjing Agricultural University in October 2019,Nanjing, China. 1 MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Với lợi thế bờ biển dài (3.260 km) trải suốt từ Bắc đến Nam, tiềm năng phát triểnngành nuôi trồng thủy sản là rất lớn. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2018 GDP toàn ngànhthủy sản đạt 190.123 tỷ đồng, chiếm 3,43% toàn nền kinh tế và 23,57% toàn ngành nôngnghiệp, tăng trưởng 6,46% so với năm 2017, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ngànhnông nghiệp, đóng góp 0,22 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung toàn ngành nông nghiệpvà cả nước [187]. Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam cũng như trên thế giớiluôn phải đối mặt với những khó khăn và thách thức, đặc biệt những tổn thất do bệnh dịchgây ra. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), bệnh dịch gâythiệt hại cho ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu hơn 6 tỷ USD mỗi năm, xảy ra ở hầu hếtcác nước đang phát triển. Ở Việt Nam, ước tính mỗi năm ngành thủy sản thiệt hại gần 1 tỷUSD do bệnh dịch gây ra [22]. Bệnh hoại tử gan thận trên cá được phát hiện ở 14 quốc gia, trên 48 loài cá, được biếtlà do vi khuẩn Vibro parah ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: